Nga, Mỹ “nóng – lạnh” trước thềm thảo luận thượng đỉnh
Nhà Trắng và Điện Kremlin ngày 4/12 đều xác nhận, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ điện đàm vào ngày 7/12 tới để trao đổi về tình hình tại Ukraine, cùng những vấn đề về đảm bảo an ninh chiến lược khác.
Tổng thống Biden (trái) và Tổng thống Putin (Ảnh: BBC).
Trước thềm sự kiện nay, cả hai bên đều không ngừng đưa ra những động thái “ nóng- lạnh”, cho thấy “hòa bình nóng”, tức đấu đầu xen lẫn hợp tác vẫn sẽ là xu thế chính trong mối quan hệ Nga – Mỹ thời gian sắp tới.
Video đang HOT
Theo Thư ký báo chí Nhà trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden sẽ bày tỏ lo ngại của Mỹ, cũng như các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) về các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở biên giới Ukraine, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Trong khi đó Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin sẽ bày tỏ lập trường phản đối của Nga trước bất kỳ động thái nào kết nạp Ukraine vào NATO, cũng như các hoạt động mở rộng sang phía Đông của liên minh quân sự này.
Cuộc nói chuyện gần đây nhất giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ là vào tháng 7 vừa qua khi Washington hối thúc Moscow kiềm chế các băng nhóm tội phạm mạng có trụ sở tại Nga tấn công nhằm vào Mỹ. Và đối với lần thảo luận này, Mỹ cũng không ngừng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến hành động mà nước này cho là khiêu khích quân sự của Nga nhằm vào Ukraine, trong khi Nga cho rằng tham vọng mở rộng về phía Đông của NATO mới là mối đe dọa thực sự đối với sự ổn định và an ninh khu vực.
Trên thực tế, cuộc gặp ở Stockholm hồi giữa tuần này giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Blinken, sự kiện được xem là chuẩn bị cho cuộc thảo luận cấp cao sắp tới giữa lãnh đạo hai nước đã diễn ra căng thẳng với những lời cảnh báo, răn đe nhau. Song mặt khác, hai bên cũng tuyên bố mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine thông qua ngoại giao nhằm tránh kịch bản “ác mộng” về cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong phát biểu mới đây của Tổng thống Nga Putin: “Chúng ta cần bắt đầu các cuộc đàm phán có ý nghĩa. Nga cần sự đảm bảo về mặt pháp lý vì những người đồng cấp ở phương Tây đã không thực hiện những lời hứa đưa ra. Chắc hẳn ai cũng biết NATO từng cam kết không mở rộng sang phía Đông nhưng họ đã làm ngược lại. Những lo lắng của Nga về mặt pháp lý đã bị bỏ qua.”
Các động thái nóng-lạnh trong quan hệ Nga- Mỹ không phải là điều mới. Bởi không chỉ đến thời Tổng thống Biden, các đời tổng thống Mỹ đều mong muốn quan hệ Mỹ – Nga thay đổi theo hướng tích cực. Ở phía ngược lại, người đứng đầu nước Nga – Tổng thống Putin cũng cho thấy mong muốn không để quan hệ hai nước đi tới bờ vực thảm họa.
Trong một động thái được xem là “món quà chính trị” gửi tới Nga trước thềm cuộc thảo luận cấp cao, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước đã quyết định loại nội dung liên quan các biện pháp trừng phạt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khỏi dự thảo ngân sách quốc phòng tài khóa tới. Dù khẳng định là để tránh mất lòng đồng minh Đức, song động thái rõ ràng đã giúp hạ nhiệt quan hệ Nga- Mỹ. Vì thế, theo các nhà phân tích, cuộc thảo luận sắp tới giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin là rất đáng mong chờ. Mặc dù chưa thể sớm có đột phá hay cải thiện nhanh chóng, song quan hệ Nga- Mỹ thời gian tới nhiều khả năng sẽ diễn ra theo chiều hướng cạnh tranh có kiểm soát.
Nga thông báo đã định được thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nga - Mỹ
Ngày 3/12, Điện Kremlin thông báo Nga và Mỹ đã dự định được thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden tới đây bằng hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, Moskva đang đợi phía Washington thông qua lần cuối.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh: NY Post/TTXVN
Hiện chưa rõ thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ.
Theo giới phân tích, tại hội nghị sắp tới, hai bên có thể trao đổi các vấn đề cùng quan tâm cũng như một số vấn đề gây căng thẳng quan hệ song phương, trong đó có Ukraine.
Thời gian gần đây, giới chức Nga và Mỹ đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước được đánh giá đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng liên quan một số vấn đề như an ninh mạng, Syria và Ukraine.
Trong cuộc điện đàm ngày 17/11, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Nikolay Patrushev và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nhất trí phối hợp nhằm cải thiện quan hệ song phương. Hãng tin RIA dẫn tuyên bố của Hội đồng An ninh Nga cho biết cuộc điện đàm mang tính xây dựng và là một phần trong công tác chuẩn bị cho các cuộc tiếp xúc cấp cao trong tương lai giữa Nga và Mỹ. Trong khi đó, tuyên bố của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nêu rõ hai bên đã thảo luận các vấn đề về quan hệ song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Cuộc điện đàm diễn ra "thẳng thắn và mang tính xây dựng".
Trước đó, ngày 2/11, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã có chuyến thăm Moskva nhằm thảo luận với phía Nga về các vấn đề song phương. Trong tháng 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland, một chuyên gia hàng đầu về Nga, đến Moskva để đàm phán nhằm giải quyết bất đồng liên quan đến số lượng nhân viên của đại sứ quán hai bên. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Chính phủ Nga đã cấp phép cho các hãng hàng không Mỹ được di chuyển qua không phận Nga.
Tổng thống Putin nói quyền tái tranh cử năm 2024 giúp Nga ổn định về chính trị Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay các thay đổi về hiến pháp được thông qua năm ngoái cho phép ông tiếp tục tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ giúp "ổn định" đất nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh AFP Phát biểu trực tuyến tại một diễn đàn đầu tư Nga ngày 30.11, ông Putin nói vẫn chưa quyết định liệu sẽ...