Nga: Mỹ ‘không thân thiện’ khi ngừng cấp visa cho người Nga
Điện Kremlin ngày 30-4 cáo buộc Washington thêm dầu vào căng thẳng giữa 2 nước bằng “các hành động không thân thiện”, khi Đại sứ quán Mỹ thông báo ngừng cấp thị thực phi ngoại giao cho hầu hết công dân Nga.
Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva, Nga – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva thông báo giảm hoạt động lãnh sự, và từ ngày 12-5 sẽ ngừng cấp thị thực phi ngoại giao cho hầu hết công dân Nga. Đại sứ quán Mỹ nói nhân lực của họ bị giảm vì bị phía Nga hạn chế thuê nhân viên địa phương.
Điều này có nghĩa là các công dân Nga, không phải là các nhà ngoại giao hay người tìm kiếm thẻ xanh, sẽ không thể nộp đơn xin cấp visa ở Nga để đến Mỹ đi du lịch hay vì các mục đích khác. Họ sẽ phải nộp đơn ở một quốc gia thứ ba nếu cần cấp visa đi Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga nói các lãnh sự quán Nga ở Mỹ vẫn có thể cấp visa trong vòng 10 ngày dù bị cắt giảm nhân viên ngoại giao. Đồng thời, Matxcơva cho biết không có gì ngăn Washington bổ sung nhân viên bằng cách tuyển công dân Mỹ.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga nói chỉ tiêu số lượng nhân viên ngoại giao Mỹ tại nước này là 455 người, nhưng hiện nay chỉ có 280 nhân viên. Do đó, Washington vẫn có thể tuyển thêm nhiều nhân viên ngoại giao.
Ngoài ra, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết quyết định của Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva có tác động thực tế rất nhỏ, bởi người Nga trước nay vẫn gặp khó khăn trong việc xin visa đi Mỹ.
“Rõ ràng nguyên nhân của tất cả điều này là những hành động không thân thiện của Mỹ” – ông Peskov nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin nói Nga đã “mong đợi những điều tốt hơn” trong 100 ngày đầu tiên của Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Chính quyền ông Biden đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga hồi tháng trước vì can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020, tấn công mạng và “ăn hiếp” hàng xóm của Nga là Ukraine.
Matxcơva cũng đã thực hiện một loạt biện pháp trả đũa, đồng thời bác bỏ các cáo buộc của Mỹ.
Mỹ coi 20.000 cư dân Nga sống ở quần đảo tranh chấp là công dân Nhật
Cư dân Nga sống ở quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc) được quan chức cơ quan nhập cư Mỹ coi là công dân Nhật Bản, dù quần đảo do Nga kiểm soát kể từ Thế chiến 2.
Quần đảo Nam Kuril nằm rất gần Nhật Bản, hiện do Nga kiểm soát.
Báo Nhật Bản Hokkaido Shimbun đưa tin, công dân Nga sinh ra ở các hòn đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Iturup, thuộc quần đảo Nam Kuril, khi cố gắng xin thẻ xanh ở Mỹ đều được quan chức nhập cư Mỹ coi là công dân Nhật.
Quần đảo hiện do Nga kiểm soát và có khoảng 20.000 người sinh sống, bao gồm người gốc Nga, Ukraine, Belarus, Tartar, cũng như người Ainu bản địa.
Tranh chấp quần đảo Nam Kuril đến nay vẫn là mâu thuẫn lịch sử chưa có cách giải quyết giữa Nga và Nhật Bản. Liên Xô trong Thế chiến 2 đã nhanh tay chiếm quần đảo Nam Kuril, với mục đích làm bàn đạp đổ bộ Nhật Bản. Toàn bộ cư dân Nhật bị trục xuất khỏi quần đảo không lâu sau đó.
Ngày nay, Mỹ đã thay đổi lập trường trong vấn đề tranh chấp quần đảo Nam Kuril, quay sang ủng hộ đồng minh Nhật Bản.
Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn khẳng định lập trường không trao trả bất kì hòn đảo nào cho Nhật Bản.
Washington ủng hộ lập trường của Nhật Bản, rằng một số hòn đảo tranh chấp không nằm trong quần đảo Kuril và do đó không thuộc lãnh thổ Nga theo các điều khoản của hiệp ước. Nga đã thẳng thừng bác bỏ lập trường này, cho rằng đây là một cách để Nhật Bản đòi lại các hòn đảo đã mất.
Hôm 6.12, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối việc Mỹ coi các cư dân Nga sống ở quần đảo Nam Kuril là công dân Nhật. "Năm 1945, quần đảo được bàn giao cho Liên Xô. Ngày nay, Mỹ lại mở tranh chấp trong quá khứ và thúc đẩy chủ nghĩa xét lại", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Về mặt lý thuyết, Nhật Bản và Nga vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do chưa từng ký thỏa thuận hòa bình, vì hai nước vẫn bất đồng về vấn đề quần đảo Nam Kuril.
Dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo có động thái "xuống nước" khi chỉ công khai lên tiếng đòi lại hai hòn đảo nằm gần Nhật Bản nhất. Tuy nhiên, Nga vẫn không chấp nhận trả lại bất kì hòn đảo nào trong quần đảo Nam Kuril.
Nga cấm 8 quan chức EU nhập cảnh, EU lên án và cảnh báo sẽ đáp trả Căng thẳng giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) leo thang ngày 30-4, khi Matxcơva cấm 8 quan chức EU nhập cảnh vào nước này. EU cảnh báo sẽ đáp trả. Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli - Ảnh: AFP Theo Hãng tin AFP, Nga nói hành động của họ nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Hội...