Nga, Mỹ, EU, Ukraine chấp thuận lộ trình giảm nhiệt Ukraine
Theo RT, thông tin trên được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra ngay sau Hội nghị ngày 17/4. Ông Lavrov cũng cho biết tuyên bố chung kêu gọi các nhóm vũ trang không hợp pháp phải hạ vũ khí và sẽ nhận được ân xá toàn bộ.
Tuyên bố chung cũng kêu gọi “khởi đầu ngay lập tức một cuộc đối thoại trong cả nước trong khuôn khổ Hiến pháp Ukraine”, ông Lavrov cho biết.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh AFP)
Ân xá người biểu tình, cải cách Hiến pháp Ukraine
Theo Ngoại trưởng Nga, thỏa thuận quan trọng nhất đạt được tại Hội nghị chính là việc các nước đã thống nhất rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine “phải được giải quyết bởi chính người dân Ukraine nhằm kết thúc cuộc xung đột trong nước”. Những người này bao gồm cả “những người biểu tình chiếm các trụ sở chính quyền”. Về lâu dài các nước thống nhất cả việc tiến hành cải cách Hiến pháp thực sự tại Ukraine”.
“Trong số các biện pháp cần thực hiện có cả việc giải giáp vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và việc trao trả toàn bộ các tòa nhà chính quyền bị chiếm đóng”, ông Lavrov tuyên bố với báo chí trong cuộc họp ngày 17/4.
“Việc ân xá cho toàn bộ những người biểu tình, ngoại trừ những kẻ phạm tội nghiêm trọng, cần phải được thực hiện”, Ngoại trưởng Nga nêu rõ.
“Sẽ không thể giải quyết được vấn đề người biểu tình chiếm đóng một cách bất hợp pháp các tòa nhà tại một khu vực của Ukraine trong khi các tòa nhà bị chiếm đóng tại các khu vực khác ở nước này không được trao trả lại”, ông Lavrov nhấn mạnh.
“Những người lên nắm quyền tại Kiev sau khi phế truất Tổng thống Viktor Yanukovich- nếu họ muốn coi mình là đại diện hợp pháp của toàn bộ người dân Ukraine, phải thể hiện thiện chí bằng cách chìa bàn tay thân thiện đến những người dân ở khu vực miền Đông, lắng nghe những lo lắng của họ và ngồi vào bàn đàm phán với họ”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Lavrov cho biết, bản tuyên bố chung không đưa ra bất kỳ một lộ trình cụ thể nào về tương lai của hệ thống chính trị tại Ukraine.
Tương lai chính trị Ukraine vẫn chưa rõ ràng
Video đang HOT
“Chúng tôi không đưa ra bất kỳ một điều khoản nào…có những liên bang nơi quyền lợi của các khu vực bị hạn chế, trong khi có những cộng đồng các quốc gia thống nhất mà ở đó các khu vực có quyền tự chủ rộng lớn hơn”, ông Lavrov giải thích.
Mục tiêu của Hội nghị Geneva là nhằm gửi một thông điệp đến chính quyền Ukraine rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự ổn định trong nước và phải đảm bảo rằng “mỗi khu vực trong nước có khả năng bảo vệ lịch sử và ngôn ngữ của mình”, ông Lavrov nhấn mạnh.
“Chỉ khi làm được việc này thì Ukraine mới có thể trở thành một quốc gia mạnh mẽ và trở thành một cầu nối chung giữa Đông và Tây”, ông Lavrov nói.
Cũng tại Hội nghị, phía Nga đã cung cấp cho các đại diện của Mỹ và EU những tài liệu được gửi đến Nga từ người dân ở khu vực Đông Nam Ukraine, trong đó nêu rõ việc lợi ích của họ cần phải được thể hiện như thế nào trong bản Hiến pháp mới của Ukraine.
Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu (OSCE) cần phải đóng vai trò hàng đầu trong việc hỗ trợ chính quyền Ukraine để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, ông Lavrov khẳng định và nói thêm rằng Nga sẽ hỗ trợ công việc của OSCE.
Theo ông Lavrov, Mỹ hiện có “tầm ảnh hưởng quyết định” đến các nhà lãnh đạo Kiev và nước này cần phải sử dụng tầm ảnh hưởng này để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nga không đưa quân vào Ukraine
“Nga không hề muốn đưa quân sang Ukraine”, ông Lavrov tuyên bố và cho biết mối lo ngại chủ yếu của Nga chính là việc đảm bảo quyền lợi cho người dân tại mọi khu vực của Ukraine bao gồm cả những khu vực mà những người nói tiếng Nga chiếm đa số.
“Chúng tôi không bao giờ muốn đưa quân vào Ukraine, đến lãnh thổ của một nước láng giềng, anh em của mình. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với những lợi ích cơ bản của Nga”, ông Lavrov nói.
Ông Lavrov gọi tuyên bố gần đây của NATO về việc Ukraine muốn trở thành một quốc gia trung lập là một việc không thể chấp nhận được và tuyên bố rằng những nỗ lực ngăn cản Ukraine trở thành một nước không liên kết sẽ “phá hỏng mọi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine”.
“Sự thật rằng Ukraine chọn trở thành một quốc gia không liên kết và đưa mong muốn này vào luật pháp của nước này phải được tất cả các nước khác tôn trọng và không nên nghi ngờ hay ngăn trở việc này”, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Theo VOV
Khủng hoảng Ukraine: Nga, Mỹ, EU bất ngờ "bắt tay"
Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine hôm qua (17/4) đã tiến hành cuộc họp 4 bên ở Geneva theo đúng kế hoạch dự kiến nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc họp này đã đem đến một kết quả hoàn toàn bất ngờ khi Nga, Mỹ và EU nhất trí "bắt tay" nhau.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Cuộc họp 4 bên giữa Nga, Mỹ, EU và Ukraine khởi động ngày hôm qua trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Ukraine tiếp tục leo thang. Ngay trước cuộc họp này, giới chức Mỹ hều hết đều cho biết, họ không mấy kỳ vọng vào kết quả của hội nghị.
Giới phân tích cũng nhận định, khả năng thành công của cuộc họp 4 bên về Ukraine là khá thấp bởi Nga với Mỹ và EU đến hội nghị này với mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Trong khi phương Tây muốn củng cố tính hợp pháp của chính quyền lâm thời ở Kiev thì Nga muốn ủng hộ chế độ liên bang ở Ukraine.
Thậm chí nhiều người còn tin rằng, hội nghị 4 bên sẽ là nơi để các bên đổ lỗi, chỉ trích nhau thay vì tìm được tiếng nói chung trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị, ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi Nga, Mỹ, EU và Ukraine đã thông qua được một tuyên bố chung về việc làm dịu căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố này kêu gọi các nhóm vũ trang bất hợp pháp hạ vũ khí và tiến hành một chế độ ân xá rộng khắp.
4 bên đã nhất trí "khởi động ngay lập tức tiến trình đối thoại quốc gia trong khuôn khổ hiến pháp. Đó phải là một bước đi toàn diện và có trách nhiệm", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
Điều quan trọng nhất trong thỏa thuận đạt được tại hội nghị Geneva là, các nước đều đồng ý rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine "phải được giải quyết bởi chính người dân Ukraine để nhằm chấm dứt xung đột", trong đó có vấn đề liên quan đến "bắt giữ người biểu tình, chiếm đóng các tào nhà" và xa hơn là "bắt tay vào một cuộc cải cách hiến pháp thực sự".
"Trong số những bước đi được áp dụng có việc giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và trả lại toàn bộ các trụ sở chính quyền bị chiếm đóng. Một lệnh ân xá cho tất cả những người biểu tình phải được tiến hành ngoại trừ những người mắc tội nghiêm trọng", Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Ai được, ai mất trong hội nghị 4 bên về Ukraine?
Có thể nói, cuộc họp ở Geneva về vấn đề Ukraine đã đưa 4 bên khác xa nhau về lập trường, quan điểm ngồi lại với nhau. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chỉ trong vài giờ đồng hồ, họ đã đưa ra được một thỏa thuận khá toàn diện, đem đến hy vọng cho việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng đang trên bờ vực của sự mất kiểm soát.
Nói theo lời của Ngoại trưởng Kerry thì Nga, Mỹ, EU và Ukraine đã có một "ngày làm việc hiệu quả". Mỗi bên đều đạt được sự hài lòng nhất định về kết quả của hội nghị và không ai hoàn toàn thua thiệt trong cuộc họp này.
Về phía Nga, việc ký tuyên bố chung là một bước đi có ý nghĩa, giúp nước này củng cố hình ảnh của mình. Tuyên bố chung cũng giúp tăng thêm uy tín cho Moscow khi nước này chấp nhận giao việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho các thanh sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu.
Ở trong nước, Nga đã gạt sang được một bên lời đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt thêm nữa từ Washington và EU.
Nga cũng đã thúc đẩy được tiến trình thành lập chế độ liên bang ở Ukraine, mở rộng quyền cho các khu vực bên ngoài chính quyền trung ương. Dù tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến điều này nhưng cụm từ "tiến trình hiến pháp phải toàn diện, công khai và có trách nhiệm" được cho là ám chỉ đến điều đó.
Một chiến thắng quan trọng với Nga trong hội nghị 4 bên ngày hôm qua là các nước không đả động gì đến Crimea, bán đảo vừa được sáp nhập vào Nga hồi tháng trước. Điều đó cho thấy, các bên đã bắt đầu chấp nhận thực tế này.
Tuy nhiên, tuyên bố chung không nói gì về một trong những mong muốn quan trọng của Nga - đó là không kết nạp Ukraine vào NATO.
Đối với Ukraine, trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, chính quyền lâm thời ở Kiev dường như đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên, với tuyên bố chung ngày hôm qua trong đó kêu gọi tiến hành "một cuộc đối thoại quốc gia rộng khắp" mà trách nhiệm được đặt lên chính phủ lâm thời ở Kiev, ít nhiều, tính hợp pháp của chính quyền này được tăng lên.
Chính quyền lâm thời ở Kiev sẽ được thử thách qua một nhiệm vụ khó khăn là giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và giải tán người biểu tình ra khỏi các tòa nhà chiếm đóng. Với lời cam kết của Ngoại trưởng Nga về việc không đưa quân vào đông Ukraine, Kiev có thời gian để giải quyết vấn đề trong nước.
Tuyên bố chung tại hội nghị 4 bên cũng đưa ra triển vọng về viện trợ tài chính cho Ukraine nếu nước này đáp ứng được các điều kiện cần thiết.
Về phía Mỹ, thỏa thuận đạt được ngày hôm qua đã giúp Washington thoát được tình thế khó khăn là phải áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt hay gây áp lực thêm nữa lên Nga.
Việc Mỹ không đề cập đến Crimea trong tuyên bố chung cho thấy, nước này đã không còn lo ngại về vấn đề này.
Cũng giống như với Mỹ, EU đã tránh được việc phải dùng đến biện pháp trừng phạt mà họ không hề muốn dùng đối với Nga sau khi hội nghị ở Geneva đạt được thỏa thuận.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tình hình Ukraine: Lính đánh thuê bị "thử", xe bọc thép bị chặn Các nhà hoạt động tại Donetsk hôm qua chặn xe bus chở một nhóm vũ trang nghi là lính đánh thuê, kiểm tra họ bằng nhiều câu hỏi đồng thời chặn các đoàn xe bọc thép đang ùn ùn tiến vào miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động tại Donetsk các tay súng trên xe bus giữ im lặng tuyệt...