Nga, Mỹ bắt tay vì Ukraine
Ngoại trưởng hai nước Nga, Mỹ hôm qua nhất trí về việc Ukraine nên duy trì thỏa thuận được ký cách đây hai tuần giữa ông Viktor Yanukovich và phe đối lập.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ảnh: NBC
“Chúng tôi đồng ý rằng điều cần làm là giúp Ukraine và tất cả người dân Ukraine thực hiện thỏa thuận đạt được hôm 21/2″, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, sau cuộc hội đàm tại Paris với người đồng cấp Mỹ John Kerry.
Sau cuộc hội đàm, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, Mỹ cũng có buổi làm việc với ngoại trưởng các nước Pháp, Đức và Ba Lan, để thảo luận về thỏa thuận trên.
Ngoại trưởng Lavrov cũng ám chỉ thái độ hòa hoãn hơn của ông Kerry, người trước đó từng công khai công kích và tuyên bố Nga phải đối diện với lệnh trừng phạt cũng như khả năng bị loại trừ khỏi G8.
“Ông Kerry thừa nhận rằng trong điều kiện đe dọa và ra tối hậu thư, rất khó để làm việc trên cơ sở các thỏa thuận trung thực, từ đó giúp người dân Ukraine ổn định tình hình”, ông Lavrov cho biết.
Nga nhiều lần nhấn mạnh Kiev cần tuân thủ thỏa thuận ngày 21/2, bất chấp việc đại diện của Nga vào thời điểm đó là ông Vladimir Lukin từ chối ký kết.
Thỏa thuận hôm 21/2 được cho là có lợi với phe đối lập, những người nay đã nắm quyền lực nhà nước tại Kiev. Theo đó, tổng tuyển cử sẽ được tiến hành sớm và một chính phủ liên minh sẽ được thành lập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thỏa thuận bị bỏ ngỏ sau khi ông Yanukovich rời khỏi thủ đô Kiev và phe đối lập lên cầm quyền. Quốc hội Ukraine sau đó ra quyết định bãi nhiệm Yanukovych, bầu tổng thống tạm quyền và trả tự do cho nữ hoàng khí đốt Yulia Tymoshenko.
Moscow hiện vẫn coi ông Yanukovych là tổng thống hợp pháp duy nhất của Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận ông này không còn tương lai chính trị và để ngỏ khả năng hợp tác với những người chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Đức Dương
Theo VNE
Lò lửa tiếp theo của khủng hoảng Ukraine
Bán đảo Crimea - do người Nga chiếm đa số và đang hưởng qui chế Cộng hoà tự trị - có thể trở thành lò lửa tiếp theo trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Chạy trốn khỏi Kiev vào ngày 21/2, Tổng thống bị bãi nhiệm Viktor Yanukovich đã bay đến thành trì phía Đông Ukraine trước khi đến bán đảo Crimea ở cực Nam.
Báo chí Ukraine đồn đoán rằng ông Yanukovich đã chuẩn bị sẵn một chiếc du thuyền để chạy trốn bằng đường biển, rất có thể với sự giúp đỡ Hạm đội Biển Đen của Nga vốn có một căn cứ hải quân trên bán đảo chiến lược này.
Chức vụ tổng thống của Cộng hoà tự trị Crimea đã bị bãi bỏ và thay vào đó là một vị đại diện của Tổng thống Ukraine. Chính quyền địa phương được đặt dưới sự lãnh đạo của một vị thủ tướng do Quốc hội Ukraine bổ nhiệm.
Hàng nghìn người biểu tình ở Sevastopol đã yêu cầu Nga bảo vệ họ trước những phần tử "phát xít" ở Ukraine
Căng thẳng đã leo thang trên bán đảo Crimea trong những ngày gần đây, với việc những người ủng hộ Moscow đã tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi Nga để giúp bảo vệ lãnh thổ trước những phần tử "phát xít" đang lộng hành ở Ukraine.
Cuối tuần qua, một đám đông đã xé quốc kỳ Ukraine ở thị trấn Kerch, phía đông Crimea, và thay thế bằng quốc kỳ Nga.
Mới tuần trước, Chủ tịch Quốc hội Crimea, Volodymyr Konstantynov, cảnh báo không loại trừ việc tách Khu tự trị Crimea khỏi Ukraine, nếu tình hình trong nước xấu đi hơn nữa.
Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể cung cấp điện Kremlin một "cơ hội hoàn hảo" để khẳng định chủ quyền đối với bán đảo Crimea , một vùng lãnh thổ mà nhiều người Nga tin rằng vốn là của họ.
Bán đảo Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, một người gốc Ukraine, lấy của Nga chuyển giao cho Ukraine trong năm 1954.
Bán đảo Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, một người gốc Ukraine, lấy của Nga chuyển giao cho Ukraine trong năm 1954. Trước khi Liên Xô ra đời, bán đảo Crimea vốn là "sân chơi của các Nga hoàng "vì khí hậu ấm áp và bãi biển tuyệt vời".
Trong những tháng gần đây,Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến cho Kiev và phương Tây kinh ngạc, khi ông có vẻ như đặt câu hỏi về toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Điện Kremlin có thể dựa vào tình cảm thân Nga ở Crimea và Hạm đội Biển Đen với trụ sở tại Sevastopol - "thành phố vinh quang" của người Nga kể từ sau Chiến tranh Crimea hồi thế kỷ 19.
L iên minh kỳ lạ
Chỉ có điều, không phải tất cả cư dân của Cộng hoà tự trị Crimea đều thân Nga. Mặc dù người Nga vẫn chiếm đa số (58,5%), người gốc Ukraine ( 24,4% ) và người Tatar (12,1%) cũng là những cộng đồng đông đảo. Hai cộng đồng này đã liên minh với nhau chống lại bất kỳ nỗ lực nào muốn tách Crimea ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Hai cộng đồng này có lý do riêng của họ để không tin tưởng Moscow.
Cộng đồng người Ukraine vốn có lòng trung thành tự nhiên với Kiev và hài lòng với sự phân chia lãnh thổ dưới thời Khrushchev.
Người Tatar đến từ Crimea tham gia biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kiev
Trong khi đó, Cộng đồng Hồi giáo Tatar vẫn không thể nào quên nỗi kinh hoàng bị trục xuất hàng loạt dưới thời nhà lãnh đạo Stalin năm 1944, với lý do cộng đồng này đã hợp tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ II. Các nhà lãnh đạo dân tộc Tatar đã cảnh báo rằng họ sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nhằm tái sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
Cuối cùng, Ukraine không phải là Georgia, nơi người Nga đã giành phần thắng trong cuộc chiến năm 2008, giúp Nam Ossetia và Abkhazia nằm ngoài tầm kiểm soát của Tbilisi. Chỉ có điều, Ukraine có diện tích lớn thứ hai ở Châu Âu với 47 triệu dân và quân đội khá mạnh, đặc biệt là lực lượng phòng không.
Theo Đời sống pháp luật
Ukraine bên bờ vực phá sản Ukraine đang ở trên bờ vực bất ổn và phá sản, khi quốc hội và chính phủ chuyển tiếp sớm phải đối mặt với những nguy cơ xung đột mới. Quốc hội và chính phủ chuyển tiếp ở Ukraine hiện đang đối mặt nhiều thử thách khó khăn trong quá trình cải cách chính trị - khi đứng trước làn sóng phản kháng...