Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc – Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc – Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện kỷ niệm 50 năm khởi công tuyến đường sắt Baikal-Amur (BAM) xuyên Siberia, ông Putin tuyên bố: “Hành lang giao thông Bắc – Nam sẽ trở thành ví dụ điển hình cho sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất. Chúng ta đang nói về việc tạo ra các tuyến đường hậu cần mới để tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội cho các quốc gia Á – Âu và Nam bán cầu”.
Dự án vận tải quốc tế Bắc-Nam được công bố lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2023. Mục tiêu của dự án là kết nối các tuyến đường sắt nối Nga, Iran, Azerbaijan và Ấn Độ.
Một phần quan trọng của hành lang Bắc-Nam là tuyến đường sắt dài 160 km trị giá 1,7 tỷ USD dự kiến sẽ khởi công vào năm nay. Tuyến đường này sẽ đóng vai trò như mắt xích cuối cùng trong tuyến đường sắt nối Nga với các cảng ở Vịnh Ba Tư và tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn tới trung tâm thương mại Mumbai của Ấn Độ.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng sự “xoay trục sang phương Đông” của Nga đã trở nên khả thi nhờ vào BAM. Ông nói rằng BAM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hậu cần của Nga trong thế kỷ 21. Ông Putin cũng ca ngợi BAM là biểu tượng cho ước mơ và khát vọng lãng mạn của cả một thế hệ người dân Xô Viết. Ông nói: “Đối với nhiều người trong số những người đã tham gia xây dựng dự án này, đây là điều họ đã mơ ước và giờ đây điều đó đã trở thành hiện thực”.
Video đang HOT
Ông Putin gọi BAM là hiện thân của tinh thần làm việc phi thường và lòng dũng cảm của 2 triệu thanh niên từ khắp Liên Xô. Họ đã thực hiện “một dự án độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới”.
Hé lộ năng lực quân sự của Iran trước diễn biến đối đầu với Israel
Các lực lượng vũ trang Iran được đánh giá là một trong những đội quân có quân số đông nhất ở Trung Đông, trong khi nước này cũng được đánh giá đang trang bị số lượng tên lửa đạn đạo lớn nhất trong khu vực.
Kho vũ khí đáng gườm
Trong nhiều thập kỷ, chiến lược quân sự của Iran tập trung vào việc răn đe, bao gồm phát triển tên lửa tầm xa và chính xác, máy bay không người lái và hệ thống phòng không. Iran đã xây dựng một đội xuồng cao tốc lớn và một số tàu ngầm nhỏ có khả năng làm gián đoạn giao thông vận tải và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu đi qua Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz.
Ông Fabian Hinz, chuyên gia về quân đội Iran tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Berlin, cho biết, Iran có một trong những kho vũ khí tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái lớn nhất ở Trung Đông.
Iran trình làng tên lửa siêu thanh tự sản xuất Fattah-2 hôm 19/11/2023. Ảnh: Press TV
Hãng Thông tấn Iran ISNA gần đây đã công bố hình ảnh cho thấy 9 tên lửa của Iran được cho rằng có thể tấn công lãnh thổ Israel, trong khi Iran cho biết hồi tháng 8 rằng nước này đã chế tạo một máy bay không người lái tự chế tiên tiến có tên Mohajer-10 với tầm hoạt động 2.000 km và có khả năng bay tới 24 giờ.
Trong những năm gần đây, Tehran đã tập hợp một lượng lớn máy bay không người lái với tầm hoạt động khoảng 1.200 đến 1.550 dặm và có khả năng bay thấp để tránh radar, theo các chuyên gia và chỉ huy Iran đã trả lời phỏng vấn công khai với các phương tiện truyền thông nhà nước.
Trước đó vào tháng 6 năm ngoái, Iran đã trình làng thứ được mô tả là tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên được sản xuất trong nước. Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh ít nhất 5 lần và có quỹ đạo phức tạp, khiến chúng khó bị đánh chặn.
Iran cũng có tên lửa hành trình như Kh-55, loại vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không với tầm bắn lên tới 3.000 km.
Lực lượng vũ trang hùng hậu
Theo đánh giá thường niên năm 2023 của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), các lực lượng vũ trang Iran là một trong những đội quân có quân số đông nhất ở Trung Đông.
Tehran hiện sở hữu ít nhất 580.000 quân nhân đang tại ngũ và khoảng 200.000 quân nhân dự bị đã qua đào tạo, thuộc quân đội truyền thống và Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).
Một cuộc duyệt binh của quân đội Iran. Ảnh: Getty
Cả quân đội và Vệ binh Cách mạng đều có các lực lượng lục quân, không quân và hải quân riêng biệt và đang hoạt động, trong đó IRGC chịu trách nhiệm về an ninh biên giới của Iran. Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang điều phối các quân chủng và đề ra chiến lược tổng thể.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng còn điều hành Quds Force, một đơn vị tinh nhuệ phụ trách trang bị vũ khí, huấn luyện, hỗ trợ mạng lưới các nhóm vũ trang ủy quyền trên khắp Trung Đông được gọi là "trục kháng cự".
Đáng chú ý, IRGC phụ trách giám sát chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, được các chuyên gia đánh giá là lớn nhất ở Trung Đông.
Ông Fabian Hinz cho biết: "Mức độ hỗ trợ và các loại hệ thống mà Iran cung cấp cho các tổ chức phi nhà nước thực sự chưa từng có về máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Chúng có thể được coi là một phần trong khả năng quân sự của Iran, đặc biệt là Hezbollah, nhóm có mối quan hệ chiến lược thân thiết nhất với Iran".
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của Iran là lực lượng không quân. Phần lớn máy bay của nước này có niên đại từ thời Shah Mohammed Reza Pahlavi, người lãnh đạo Iran từ năm 1941 đến 1979, và nhiều chiếc đã không thể hoạt động vì thiếu phụ tùng thay thế. Các chuyên gia cho biết, nước này cũng đã mua một đội tàu nhỏ từ Nga vào những năm 1990.
Bên cạnh đó, chuyên gia phương Tây đánh giá, xe tăng và xe bọc thép của Iran đã cũ và nước này chỉ có một số ít tàu hải quân lớn.
Lufthansa ngừng bay đến Tehran, Trung Đông cảnh giác trước khả năng Iran tấn công Hãng hàng không Lufthansa của Đức cho biết họ đã đình chỉ các chuyến bay đến Tehran vì tình hình ở Trung Đông, làm gia tăng lo lắng về khả năng Iran tấn công trả đũa Israel. Lufthansa hôm 10.4 cho biết họ đã đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Tehran của Iran từ ngày 6.4 và có...