Nga mở cửa vùng Viễn Đông để cứu kinh tế
Nga mời gọi các nước đầu tư vào vùng Viễn Đông nhưng chính sách này đối mặt với khó khăn về địa lý và tình hình kinh tế suy giảm của đối tác quan trọng là Trung Quốc.
Tổng thống Putin tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông. Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin tuần trước phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Phương Đông, diễn ra tại thành phố cảng Vladivostok, tuyên bố chính quyền sẽ “tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả tốt và lợi nhuận cao, giúp vùng Viễn Đông có thể cạnh tranh với các trung tâm kinh tế hàng đầu khác”.
Putin hồi tháng 5 yêu cầu thành lập một diễn đàn nhằm thu hút đầu tư mới vào khu vực. Các quan chức Nga nói rằng họ muốn thu hút các nhà đầu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm phát triển tiềm năng kinh tế của khu vực, cũng như làm sâu sắc mối quan hệ thương mại với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Vùng Viễn Đông luôn mở cửa đón chào những người sẵn sàng hợp tác”, ông Putin nói.
Mở cửa
Sau bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga thị sát một dự án quan trọng, đó là thuỷ cung Primorsky đang được xây dựng, cùng với một phái đoàn Trung Quốc.
Chính sách xoay trục về châu Á của điện Kremlin được tăng cường khi kinh tế Nga tiếp tục suy yếu, bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm mạnh. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm 4,6% trong quý II so với năm 2014. Bộ Tài chính Nga không kỳ vọng kinh tế nước sẽ tăng trưởng cho đến cuối năm 2015 hoặc thậm chí năm sau.
Nga coi hợp tác với Trung Quốc là một phần quan trọng trong kế hoạch hướng Đông của mình, nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu sang các nước châu Âu, vốn là khách hàng lớn của Nga. Nga đặt hy vọng vào Trung Quốc cũng vì quan hệ Nga – phương Tây đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
Theo WSJ, Nga trước đây vốn miễn cưỡng khi cho phép các công ty Trung Quốc sở hữu cổ phần tại các mỏ hydrocarbon tại nước này. Tuy nhiên, ngay trước thềm diễn đàn, doanh nghiệp năng lượng nhà nước lớn Rosneft đã thông báo rằng Tập đoàn Hoá dầu Trung Quốc sẽ có cổ phần tại hai mỏ dầu trong khu vực.
Vùng Viễn Đông, giáp với biên giới Trung Quốc, là nơi sản xuất chính những sản phẩm như dầu, khí đốt, than đá và gỗ. Nơi này cũng chiếm khoảng 70% trữ lượng thủy sản của Nga, theo Cơ quan nghề cá Liên bang Nga.
“Thị trường như vậy có thể được coi là duy nhất trên thế giới, nếu xét về quy mô và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên”, Phó thủ tướng Nga Yury Trutnev, phái viên của ông Putin đến khu vực Viễn Đông, phát biểu trước diễn đàn. “Không có bất cứ nơi nào giống như thế này trên trái đất”.
Ông Trutnev cho biết các bên tham gia diễn đàn sẽ cùng nhau bàn thảo về các dự án đầu tư với tổng giá trị ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.
Chính phủ Nga đã lên kế hoạch xây dựng đường bộ và đường sắt mới để tạo điều kiện phát triển ở vùng Viễn Đông. Các cảng ở Vladivostok sẽ được đơn giản hoá thị thực, thủ tục hải quan để thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Alexander Levintal, quyền Thống đốc của Tỉnh tự trị Do Thái, cho biết họ đang tiến hành xây dựng một cây cầu đường sắt nối vùng đất của mình với Trung Quốc. “Sự hợp tác của chúng tôi với Trung Quốc là rất lớn, ông nói. “Nhưng chúng tôi cũng muốn đa dạng hóa và mở rộng hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc… và các nước khác”.
Khó khăn
Vùng Viễn Đông có diện tích 6,2 triệu km2 – chiếm 36,4% diện tích của đất nước, nhưng nơi đây có dân cư thưa thớt, chỉ với 6,4 triệu dân, tương đương dưới 5% dân số Nga. Ông Putin cho biết trong diễn đàn rằng ông sẽ có những điều chỉnh trong luật pháp để thu hút người đến ở, bằng cách phân phối đất đai cho công dân Nga.
Tuy nhiên các nhà phân tích hoài nghi rằng liệu khu vực Viễn Đông, một vùng đất rất xa xôi lệch giờ với Moscow, có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển nguyên liệu thô đến các thị trường cách đó rất xa hay không.
“Nơi đây rất cô lập, cả về chính trị lẫn kinh tế”, Andrew Movchan, người đứng đầu chương trình kinh tế tại Trung tâm Carnegie Moscow, nói.
Ông Movchan cho biết, Trung Quốc là một nhà thu mua thường xuyên hàng hoá từ vùng Viễn Đông, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh là bên mua độc quyền, nên họ có khả năng áp giá. “Trung Quốc là một đối tác thực dụng, và tôi không mong muốn bất cứ điều kiện đặc biệt nào từ họ”, ông nói.
Clifford Gaddy, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Brookings, cho biết những kỳ vọng về đầu tư vào khu vực Viễn Đông sẽ bị suy giảm bởi nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc. “Nga vốn phụ thuộc vào sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc vì họ có nhu cầu hàng hóa rất lớn”, ông nói.”Vì vậy, ảnh hưởng là có thật và nghiêm trọng”.
Trọng Nghĩa
Theo WSJ
Kinh tế sụt giảm, 23 triệu người Nga sống dưới mức nghèo
Sau vài năm khấm khá, hàng triệu người Nga đang trượt lại vào cảnh đói nghèo khi nền kinh tế nước này sụt giảm. Cả nước Nga có 23 triệu người sống dưới mức 169 USD/tháng.
Nga đang gặp khó khăn với các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây - Ảnh: Reuters
CNN hôm 22.7 đưa tin có gần 23 triệu người Nga đang sống dưới mức chuẩn nghèo là 9.662 rúp, tương đương 169 USD, mỗi tháng tính đến cuối tháng 3 năm nay. Đây là số liệu chính thức vừa được công bố.
Con số trên cho thấy số người nghèo ở nước Nga đã tăng 3 triệu người so với năm ngoái, khi các biện pháp trừng phạt từ phương Tây kết hợp với giá dầu sụt giảm gây ra một cuộc suy thoái mạnh ở nước này.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets nói với truyền hình nước này rằng tình hình đang trở nên nghiêm trọng. Giá trị RUB sụt giảm kéo theo lạm phát cao, đẩy giá cả hàng hóa tăng với tốc độ hằng năm là 16% trong quý 1/2015. Điều này đồng nghĩa với việc tiền lương mà người Nga cầm trên tay mua được ít hơn những gì chúng có thể cách đây một năm.
Mức sống giảm khiến người dân Nga phải tiết kiệm chi tiêu. Doanh số bán lẻ giảm 9,4% trong tháng 6, sau khi đã giảm liên tiếp kể từ đầu năm nay.
Nhìn chung, kinh tế Nga giảm 2,2% trong quý đầu năm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nước này sẽ suy giảm 3,8% trong năm nay và 1% trong năm sau.
Trong suốt 15 năm lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga có tỷ lệ nghèo chính thức giảm dần dần, xuống 11% vào năm 2014.
Tuy nhiên, tình hình đang đảo ngược. 16% dân số Nga hiện sống trong cảnh nghèo. CNN cho hay nếu cuộc khủng hoảng ở Ukraine không có dấu hiệu kết thúc, tình trạng này khó có thể sớm giảm đi.
Tháng trước, lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga vì việc sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc hỗ trợ quân ly khai ở miền đông Ukraine đã được mở rộng đến năm 2016.
Ngân hàng và doanh nghiệp Nga đã bị cắt nguồn tài trợ tài chính từ châu Âu, và vũ khí xuất khẩu của nước này đang bị cấm ở phía tây. Cấm đi lại, đóng băng tài sản cũng là những biện pháp được áp dụng với hàng chục quan chức Nga và một số công ty.
Đáp trả, Nga cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây. Song động thái này phản tác dụng: giá cả đã bị đẩy lên 21% trong tháng 6.
Thương mại song phương Nga - Liên minh châu Âu (EU), đối tác lớn nhất của xứ sở Bạch Dương, đã giảm hơn 1/3 trong 2 tháng đầu năm 2015. Thủ tướng Dmitry Medvedev ước tính lệnh trừng phạt sẽ khiến đất nước mất 106 tỉ USD trong năm nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Vì sao ở châu Âu sữa rẻ hơn cả nước? Ở châu Âu, một lít sữa hiện có giá 1 USD trong khi một lít nước có giá 1,5 USD. Lệnh cấm nhập khẩu vào Nga và nhu cầu suy yếu của Trung Quốc là hai trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Nông dân châu Âu đang chật vật vì giá sữa giảm mạnh - Ảnh: AFP Theo CNN,...