Nga lý giải vì sao Mỹ thua cuộc
Tác giả người Nga Alexandr Neukropny đã chỉ ra những nguyên nhân chủ chốt khiến Mỹ thua cuộc trong “ván bài poker địa chính trị với Nga”.
Bắt nạt kiểu Mỹ
Nga dường như đang thắng thế trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ, từ Âu sang Á, từ Trung Đông tới châu Phi và thậm chí khu vực Mỹ Latin vốn được coi là sân nhà của Mỹ. Lý giải về thực tế này, tác giả người Nga Alexandr Neukropny đã chỉ ra những nguyên nhân chủ chốt khiến Mỹ thua cuộc trong “ván bài poker địa chính trị với Nga”.
Tác giả người Nga cho rằng cuộc đời là một cuộc chơi và thực tế quan hệ quốc tế vài thập kỷ trở lại đây giống như một ván bài poker do chính người Mỹ nghĩ ra và phát triển. Tuy nhiên, Mỹ lại hoàn toàn thất bại khi cố gắng buộc cả thế giới chơi ván bài này theo luật chơi do Mỹ đặt ra.
Một nghịch lý là chính việc vi phạm các quy tắc phổ quát và cơ bản buộc phải tuân theo “trên bàn poker” đã khiến Mỹ thất bại, trong đó những nguyên nhân chính yếu bao gồm: Thường xuyên lừa bịp; không có khả năng hiểu kẻ thù; không biết đặt cược.
Mỹ thất bại trước Nga trong ván bài địa chính trị toàn cầu?
Với nguyên nhân thứ nhất, tác giả Neukropny giải thích, lừa bịp trong chơi bài poker đã trở thành một mô hình hành vi trong nhiều tình huống cuộc sống. Người chơi biết cách buộc đối phương phải tin rằng mình đang có trong tay quân bài mạnh nhất không thể bị đánh bại, qua đó buộc đối phương phải úp bài và từ bỏ cuộc chiến. Nhưng trên thực tế, người chơi chỉ có một vị thế rất yếu.
Người Mỹ không chỉ là thành thục mà còn là “bậc thày” trong lĩnh vưc này. Để làm được điều đó, cần phải thuyết phục cả thế giới rằng quân đội Mỹ là mạnh nhất, vũ khí Mỹ uy lực hơn của bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế và tài chính Mỹ ổn định và phát triển mà không quốc gia nào có được, trong khi công nghệ và nghiên cứu khoa học của Mỹ thì các quốc gia khác phải mất hàng thế kỷ mới đuổi kịp.
Thêm vào đó, Mỹ duy trì thành công những niềm tin trên không chỉ đối với các đồng minh mà cả với những kẻ thù của mình. Những khẳng định kiểu như trên đã biến thành tiền đề cho phép Mỹ thực hiện thành công vài trò của một “bá chủ thiên hạ”, áp đặt ý chí của nước Mỹ cho toàn nhân loại.
Mỹ đang căng mình “bịp” cả thế giới?
Nhưng việc Mỹ quá lạm dụng thủ thuật này đã dẫn họ tới thất bại. Những đối thủ trong trò chơi sẽ sớm nhận ra sự thật, ngừng sợ hãi và phát hiện họ đang bị “dắt mũi”. Kết quả là, thay vì những quân bài được ném xuống bàn vì người chơi bị dọa nạt bằng trò lừa bịp, Mỹ sẽ đối mặt với khoản đặt cược tăng mạnh.
Ví dụ được tác giả Neykropny nêu ra là việc Mỹ đe dọa Nga với một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân bằng động thái tuyên bố: Chúng tôi sẽ chấm dứt các hiệp ước quốc tế hạn chế gia tăng sức mạnh của tên lửa! Nhưng thay vì đầu hàng, Nga đã đáp trả bằng cách tạo ra Burevestnik, Poseidon và nhiều bất ngờ khác cho nước Mỹ, đe dọa các trung tâm ra quyết định của Mỹ.
Cũng theo chuyên gia Nga, Trung Quốc đã không đầu hàng Mỹ trong cuộc chiến thương mại mà đã áp đặt các biện pháp hạn chế đáp trả, qua đó chứng minh cho thế giới thấy rằng một nền kinh tế lành mạnh hoàn toàn có thể tồn tại mà không cần hợp tác với Mỹ.
Video đang HOT
Mỹ không thể dọa được Nga và nhiều nước khác
Không chỉ với Nga và Trung Quốc, trò lừa bịp của Mỹ đã không có tác dụng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Tác giả Nga cho rằng, những tuyên bố hiếu chiến được đưa ra gần đây từ Washington không gây ra bất cứ điều gì ngoại trừ những lời chế giễu khinh miệt.
Ngoại trưởng Mỹ có thể nhiều lần lên sóng đe dọa “Tổng thống sẵn sàng có hành động quân sự đối với Ankara”. Nhưng sau khi quân Mỹ vội vàng tháo chạy khỏi Syria thì người ta lại mỉa mai rằng đó là do “lỗi của người phiên dịch”. Còn Iran thậm chí chẳng thèm phản ứng trước lời đe dọa của Tổng thống Trump về “một đòn tấn công chưa từng có”.
Không thể hiểu kẻ thù
Nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ thất bại trong ván bài địa chính trị với Nga được nêu ra là do Washington không có khả năng hiểu kẻ thù.
Chuyên gia Nga cho rằng có một nguyên tắc mà các “chuyên gia poker” đã chỉ ra là không nên áp dụng chiến lừa bịp với nhiều đối thủ một lúc.
Thời gian qua, Mỹ đã cố biến cả thế giới thành đối thủ của mình, can dự vào các cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu, ép buộc các đối thủ phải từ bỏ cuộc chiến để nhượng bộ, từ thị trường hàng hóa tới năng lượng và ưu thế địa chính trị.
Tuy nhiên, một người chơi thông minh đã nhận thấy những người chơi quanh bàn đang nháy mắt và gật đầu với nhau.
Từ trái qua phải: Các Tổng thống Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ba bên về Syria
Ví dụ điển hình là mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow và Bắc Kinh. Người ta có thể nói về những liên minh mà Mỹ đang dẫn dắt và thống trị cũng như những liên minh có khả năng hình thành trong tương lai nhưng Washington lại không làm gì cả. Thiếu sót nghiêm trọng của Mỹ là không biết tập trung vào đối thủ để hiểu được đặc điểm và phong cách chơi cùng ý đồ và khả năng của họ.
Những ai chỉ chăm chăm vào bản thân và những lá bài của mình đều phải chịu thất bại. Đã quen tư duy dựa vào những mô hình và thực tế do chính họ tạo ra, người Mỹ ngày nay không thể hiểu được tại sao những hành động của họ lại tạo ra hiệu ứng hoàn toàn trái ngược với những gì họ muốn.
Tác giả Neukropny cho rằng, trong ván bài poker, để giành chiến thắng cần phải biết đánh giá tình hình một cách chớp nhoáng, điều chỉnh cho phù hợp với tình huống và đặc biệt là với những người chơi khác. Ngược lại, người chơi sẽ bối rối và phạm sai lầm. Bối rối chính là những biểu hiện rõ ràng của Mỹ thời gian qua khi họ đe dọa, tống tiền kinh tế, chính trị, áp đặt các biện pháp trừng phạt, các biện pháp hạn chế và thế quan chống lại cả các đồng minh và đối tác kinh tế của mình.
Mỹ quá tự mãn với sức mạnh bản thân?
Theo tác giả Nga, người Mỹ đã tự mãn trước sự sụp đổ của Liên Xô, của phe xã hội chủ nghĩa nên giờ không muốn và không thể chấp nhận thực tế. Người Mỹ không chịu thừa nhận rằng các đối thủ của họ đã không còn ở mức như 20 năm, 10 năm hay thậm chí 5 năm trước đây.
Không biết đặt cược
Theo tác giả Neykropny, poker địa chính trị đòi hỏi phải biết xây dựng chiến lược dài hạn, lên kế hoạch các hành động cũng như cân nhắc các khả năng của bản thân và cơ hội phía trước. Cần phải cân nhắc các phương án diễn biến của một “trò chơi lớn” xuất phát từ triển vọng thực tế để biết khi nào cần tăng khoản đặt cược còn khi nào nên rút lui.
Tuy nhiên, Mỹ đã không tuân thủ nguyên tắc này khi hết lần này đến lần khác đều đặt cược rất lớn. Mỹ đổ tiền vào sản xuất khí đốt hóa lỏng (LNG) với kỳ vọng chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Âu nhưng lại bỏ qua một thực tế là Nga có vị thế thuận lợi và mạnh hơn rất nhiều.
Nga chê Mỹ không biết đặt cược trong cuộc chơi lớn
Mỹ đang chi ra một khoản ngân sách quân sự “hoang đường” nhưng lại không muốn thừa nhận sự lạc hậu trong lĩnh vực vũ khí hiện đại, tiếp tục đặt cược vào các loại vũ khí đắt tiền như tàu sân bay vốn đã trở thành “quá khứ” và nói như các chuyên gia Nga là “các mục tiêu nổi tuyệt vời”.
Quân đội Mỹ xếp hạng nhất trong các bảng xếp hạng khác nhau trên toàn thế giới nhưng không phải vì mạnh nhất hành tinh mà đơn giản là vì đắt đỏ nhất đối với chính nước Mỹ. Mỹ liên tiếp can dự vào các cuộc xung đột khu vực, mưu đồ thiết lập “dân chủ” theo cách riêng của mình nhưng sau đó lại không biết làm thế nào để thoát khỏi các điểm nóng mà không “mất mặt”. Syria là một ví dụ điển hình.
Theo chuyên gia Nga, Mỹ cũng đặt cược vào những kẻ thua cuộc ở Venezuela, Gruzia hay Ukraine. Mỹ vẫn đang trong cuộc chơi nhưng họ lại không cố gắng sử dụng bộ bài với các quy tắc chung và công bằng cho tất cả mọi người chơi!
Đông Triều
Theo baodatviet
Nga sẵn sàng thay Mỹ khai thác thị trường béo bở 1,4 tỷ dân Trung Quốc
Các nhà sản xuất lương thực hàng đầu ở Nga rất mong muốn khỏa lấp chỗ trống mà Mỹ để lại ở thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc không thể tự mình lo đủ ăn cho 1,4 tỷ dân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có chuyến thăm Nga gặp ông Putin.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Cherkizovo Group, nhà sản xuất thịt lớn nhất ở Nga, bắt đầu xuất các sản phẩm gia cầm sang Trung Quốc từ tháng trước.
Cherkizovo Group cũng kì vọng sẽ bán thêm thịt lợn và đậu nành ở thị trường có 1,4 tỷ dân, CEO của tập đoàn, Sergey Mikhailov, nói.
Trung Quốc từng đề xuất mua thêm hàng hóa Mỹ, bao gồm đậu nành, thịt lợn và các sản phẩm giàu protein khác. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cam kết này là chưa đủ và ông Trump tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Kể từ đó, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm làm từ đậu nành của Mỹ.
Về phần mình, Mikhailov nói tập đoàn sẽ xuất sang Trung Quốc thêm khoảng 1.000-1.500 tấn thịt gia cầm, chủ yếu là chân, cánh, đùi gà, nâng tổng lượng xuất khẩu lên 3.000 tấn/tháng.
Mikhailov kì vọng tiềm năng xuất khẩu thịt gia cầm sang Trung Quốc còn tới 200.000 tấn/năm. Tập đoàn muốn tăng sản lượng thêm 40.000 tấn/năm trong năm tới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt lợn vì dịch bệnh bùng nổ ở châu Á và châu Phi. Đây là cơ hội để các công ty chăn nuôi Nga nhảy vào thị trường béo bở ở Trung Quốc.
Mikhailov nói tập đoàn Cherkizovo chỉ là một trong số 30 công ty Nga muốn mở rộng làm ăn ở Trung Quốc, khỏa lấp khoảng trống về chăn nuôi và nông nghiệp mà Mỹ để lại vì chiến tranh thương mại.
Mikhailov coi đây không chỉ là "cơ hội trong ngắn hạn mà còn để xây dựng mối quan hệ thương mại dài hạn".
Mikhailov nói Nga có lượng đất đai trồng trọt, chăn nuôi dồi dào, nên rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu lớn của Trung Quốc. Các công ty Nga cần 2 năm để xây trang trại nuôi lợn, 1 năm để nhân giống nên cần ít nhất 3 năm mới có thể xuất khẩu sang Trung Quốc.
"Để bắt đầu có lãi, bạn sẽ phải duy trì hợp đồng suốt 5-10 năm sau đó", Mikhailov nói.
"Đối với ngành sản xuất thịt lợn, cả Nga và Trung Quốc cần phải nhìn về lợi ích lâu dài. Tôi nghĩ Nga có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn thịt lợn thiếu hụt ở Trung Quốc", Mikhailov nói thêm.
Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khẩu các sản phẩm khác từ Nga trong tháng 5. Hiện tại, Brazil và Argentina là các quốc gia Nam Mỹ xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc. Đức, Canada và Brazil là các nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất sang Trung Quốc.
Theo Danviet
Nga tố tàu chiến Mỹ suýt gây va chạm trên biển Hoa Đông Hải quân Nga cho biết một tàu chiến của Mỹ đã suýt gây ra va chạm với lực lượng này ở Biển Hoa Đông. Hôm 7/6, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tố cáo một tàu chiến Mỹ đang hoạt động tại Biển Hoa Đông đổi hướng nguy hiểm, dẫn đến việc suýt chút nữa đã đâm vào một tàu quân...