Nga “luôn đề phòng Trung Quốc”
Năng lượng có thể là động lực hình thành một mối quan hệ Nga – Trung kiểu mới song “quan hệ này chỉ mang tính thực dụng kinh tế”
Sau hơn một thập kỷ bị trì hoãn, ngày 21-5, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt lịch sử với giá trị được cho là lên đến 400 tỉ USD và có thời hạn 30 năm. Phản ứng chính thức của phía Nga là hoan hỷ: Nga đã tìm thấy thị trường mới và không còn bị phụ thuộc vào Tây Âu với những lệnh trừng phạt không biết khi nào giáng xuống. Thỏa thuận cũng giúp Nga phát triển các mỏ mới ở phía Đông Siberia, giúp khu vực hẻo lánh này phát triển công nghiệp và hạ tầng giao thông. Ngay sau khi tin tức loan ra, giá cổ phiếu của tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) tăng nhanh, tiếp tục đà phục hồi sau quý I/2014 giảm mạnh vì vụ Nga sáp nhập Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau) tại Thượng Hải ngày 20-5
Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên báo Moscow Times mấy ngày sau đó, cây bút Alexei Bayer buông một câu bình luận: “Có thể Tổng thống Vladimir Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga”. Theo tác giả, các nhà kinh tế chỉ ra rằng giá bán trong thỏa thuận – đang được giữ bí mật – dường như rất sát giá sản xuất và vận chuyển. Ngân sách liên bang cũng chẳng hưởng lợi bao nhiêu bởi thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên trong thỏa thuận đã được dỡ bỏ. Thêm vào đó, 38 tỉ m3 bán cho Trung Quốc hằng năm không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu, chưa kể đến năm 2018, dòng khí đốt mới bắt đầu chảy.
Video đang HOT
Theo ông Bayer, Nga chưa bao giờ lưu ý đến hơn thiệt kinh tế khi đưa ra quyết sách chính trị dù bản thân nước này không phát triển được công nghiệp và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu, khí đốt. Những nước như vậy thường phát đạt khi giá cả thế giới lên và khó khăn khi giá xuống nhưng lại rất thích dùng năng lượng làm sức ép chính trị. Điển hình là quyết định cấm vận dầu mỏ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào đầu những năm 1970 để trừng phạt phương Tây vì đã ủng hộ Israel trong cuộc chiến Ả Rập – Israel năm 1973. Riêng Nga thường xuyên dùng khí đốt làm vũ khí khống chế Ukraine, Belarus và Tây Âu, trong khi kinh tế Nga cũng lao đao không kém.
Ngoài khía cạnh kinh tế, thỏa thuận nêu trên còn dẫn đến nhiều suy đoán về một liên minh đối trọng với Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như giành được nhiều ảnh hưởng địa chiến lược trong các vấn đề quốc tế khác. Thế nhưng, bà Morena Skalamera – chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ) – cho rằng bất chấp sự gắn kết về năng lượng, Nga vẫn luôn đề phòng những tính toán của hải quân Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương và vùng Bắc Cực. Xích lại gần Trung Quốc nhưng Nga vẫn cải thiện quan hệ với Nhật Bản. “Nga không ủng hộ các hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển và gần đây đã ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Nga cũng tuyên bố cho phép Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thăm dò dầu khí ở biển Pechora gần Bắc Cực” – bà Skalamera viết.
Cũng theo bà Skalamera, Nga – Trung vẫn duy trì thế so kè ra mặt tại Trung Á. Hơn nữa, mỗi nước có những mối bận tâm riêng. “Năng lượng có thể là động lực hình thành một mối quan hệ Nga – Trung kiểu mới song quan hệ này chỉ mang tính thực dụng kinh tế!” – bà Skalamera kết luận.
Theo Người Lao Động
Quan hệ Nga-Trung không bao giờ thuần túy kinh tế mà đậm mùi chính trị
Quan hệ Nga-Trung cũng gắn liền với các nhu cầu của Trung Quốc nhằm tìm kiếm một số liên minh hiện tại ở Đông Bắc Á và Biển Đông.
Nga và Trung Quốc đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng trong chuyến thăm của ông Putin.
Đài Tiếng nói Nước Nga ngày 25/5 dẫn phân tích của giới chuyên gia nước này cho rằng, Moscow và Bắc Kinh hiện đã vai kề vài "chống lại chính sách ngăn chặn của phương Tây".
Yuri Tavrovsky, một chuyên gia độc lập nói với đài Tiếng nói Nước Nga, chuyến công du Trung Quốc vừa rồi của Tổng thống Nga vừa là chiến thắng của Putin, vừa là thành công của Tập Cận Bình khi 2 bên ký kết được dự án cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD. Đó thực sự là một bước đột phá.
Quan hệ Nga - Trung không bao giờ thuần túy kinh doanh, "ly cocktail" này đậm mùi chính trị hơn là kinh tế, Yuri Tavrovsky bình luận. Chuyến thăm của Putin đánh dấu một bước đột phá trong quan hệ song phương, quan hệ Á - Âu và quan hệ toàn cầu.
Timothy Misir, một nhà nghiên cứu chính sách công cho rằng, các nhà đầu tư và chính phủ châu Á tất nhiên rất ít chỉ trích hành động của Kremlin, vì vậy ít nhất là đối với Trung Quốc vốn đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt, thì đây là một chiến thắng cho họ.
Trong bối cảnh tình hình toàn cầu hiện nay cũng như các mối quan hệ giữa châu Á với Nga, quan hệ Nga-Trung có phạm vi rộng hơn kinh tế. Quan hệ Nga-Trung cũng gắn liền với các nhu cầu của Trung Quốc nhằm tìm kiếm một số liên minh hiện tại ở Đông Bắc Á và Biển Đông.
Timothy Misir cho rằng, các điều khoản của thỏa thuận khí đốt Nga - Trung không chỉ đáp ứng nhu cầu của Bắc Kinh với khí đốt, mà tất nhiên sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đặc biệt là đối với phương Tây.
Đài Tiếng nói Nước Nga bình luận, có một chút thất vọng đối với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản vốn muốn thông qua phát triển quan hệ của họ với Nga để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bây giờ hợp tác Nga - Trung ngày càng lớn hơn, sẽ ít cơ hội cho các nước thứ 3 trong khu vực tác động đến sự hợp tác này hoặc "sử dụng mâu thuẫn Nga - Trung vì lợi ích của họ".
Theo Giáo Dục
Nga sắp chuyển giao 48 trực thăng Mi-171 cho TQ Nga sẽ hoàn thành chuyển giao lô 48 máy bay trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc trong năm nay. Phó giám đốc bộ phận xuất khẩu dịch vụ và công nghệ trực thăng của tập đoàn nhà nước Rosoboronexport, ông Vladislav Kuzmichev, cho biết, Nga sẽ hoàn thành chuyển giao lô 48 máy bay trực thăng Mi-171 cho Trung Quốc trong năm 2014....