Nga loại trừ kế hoạch hòa bình của Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định đề xuất gồm 10 điểm của Ukraine nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay là không khả thi.
Guardian ngày 23/9 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố trước đó, bao gồm nội dung đòi hỏi Nga lập tức phải rút toàn bộ lực lượng về nước, là “hoàn toàn không khả thi”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: GettyImages
Ngoại trưởng Nga cho biết thêm, mâu thuẫn sẽ buộc phải tiếp tục giải quyết trên chiến trường nếu Kiev và các đồng minh phương Tây của họ không thay đổi lập trường.
Moscow thời gian qua khẳng định họ luôn sẵn sàng tham gia đối thoại chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, bất cứ cuộc đàm phán nào cũng cần tính đến thực tế về lãnh thổ, trong bối cảnh Nga đã tuyên bố sáp nhập các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Về Sáng kiến ngũ cốc biển Đen, ông Lavrov nêu rõ, Moscow không khước từ những nỗ lực của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm khôi phục thỏa thuận đó, nhưng cho rằng các đề xuất của LHQ chưa thực tế.
“Chúng tôi đã giải thích với Tổng thư ký tại sao các đề xuất của ông ấy không hiệu quả. Chúng tôi không bác bỏ chúng. Chúng đơn giản là không thực tế. Chúng không thực hiện được”, ông Lavrov nói.
Video đang HOT
Sáng kiến ngũ cốc biển Đen được Nga và Ukraine hồi tháng 7/2022 kí kết với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ để mở đường cho Kiev nối lại xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Ở chiều ngược lại, LHQ cam kết vận động phương Tây mở đường để Nga cũng được xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.
Sau một năm thực hiện các thỏa thuận với 3 lần được gia hạn (lần gần nhất vào tháng 5/2023), Ukraine đã xuất khẩu được hàng chục triệu tấn ngũ cốc các loại, nhưng các biện pháp hạn chế của phương Tây nhắm vào hoạt động xuất khẩu của Nga chưa được dỡ bỏ.
Ba Lan sẵn sàng gửi vũ khí 'thay đổi cuộc chơi' cho Ukraine để loại bỏ nguy cơ trong tương lai?
Trước tình hình quân đội Nga đạt được đà tiến trên chiến trường, Ba Lan tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu F-16, loại vũ khí mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang đề nghị từ phương Tây.
Theo chuyên gia, đối với Ba Lan, sự hỗ trợ của NATO dành cho Ukraine không chỉ là vấn đề của lòng vị tha.
Sau khi nhận được xe tăng từ NATO, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết sẽ tiếp tục nhắm đến các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, giống như F-16 của Mỹ. Ảnh: AFP
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp ngày 30/1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết quyết định chuyển giao bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào cho Ukraine chỉ có thể xảy ra khi các nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đạt đồng thuận chung. Tuy nhiên, ông Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ "phối hợp toàn diện" trong vấn đề này.
Cùng ngày, ông Andriy Yermak, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cũng đã đưa ra bình luận về vấn đề trên. Viết trên kênh Telegram, ông Yermak cho biết các quy trình chuyển giao máy bay chiến đấu cho Kiev đang được tiến hành.
"Chúng tôi nhận được những tín hiệu tích cực từ Ba Lan, nước sẵn sàng chuyển máy bay cho chúng tôi trong sự phối hợp với NATO", quan chức Ukraine trên cho hay.
Tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan được đưa ra một ngày sau khi Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng sự miễn cưỡng của phương Tây trong việc cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine đã tạo điều kiện để quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin giành được những chiến thắng gần đây ở mặt trận Đông Ukraine.
"Ukraine không có ngành công nghiệp quốc phòng phục vụ mục đích tham chiến nên gần như hoàn toàn phụ thuộc vào những nhà tài trợ phương Tây để cung cấp trang thiết bị cần thiết, nhằm ngăn chặn tấn công và duy trì các cuộc phản công", báo cáo của ISW viết.
Cơ quan cố vấn có trụ sở tại Mỹ này nói thêm rằng các lực lượng của Nga đã tận dụng thời cơ từ việc phương Tây chậm trễ gửi vũ khí cho Ukraine để bứt phá trong giao tranh.
Trong khi đó, cùng ngày, các lực lượng của Nga đã giành chiến thắng ở thành phố Vuhledar thuộc tỉnh Donetsk, nơi gần đây đã trở thành một mặt trận khốc liệt. Tập đoàn tư nhân Wagner tuyên bố đã chiếm được làng Blahodatne. Giao tranh vẫn diễn ra khốc liệt ở thành phố chiến lược Bakhmut, nằm cách không xa Soledar, nơi gần đây Nga cũng tuyên bố giành được kiểm soát.
Khi quân đội Ukraine nếm trải những tổn thất lớn trên chiến trường, các quan chức chính phủ nước này bắt đầu tăng cường kêu gọi cung cấp thêm vũ khí. Sau khi vận động thành công các đồng minh phương Tây gửi xe tăng chiến đấu, giới chức Kiev đã đặt ra một mục tiêu vũ khí mới.
Ông Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, nói với Reuters tuần trước: "Rào cản lớn tiếp theo sẽ là các máy bay chiến đấu".
Một quan chức chính phủ Hà Lan gần đây cho biết quốc gia này sẽ xem xét việc cung cấp F-16 cho Ukraine.
Trong khi đó, thiếu tá về hưu người Mỹ John Spencer - chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh đô thị tại Diễn đàn Chính sách Madison - nhận định chiến đấu cơ F-16 sẽ là "sự bổ sung lớn" cho quân đội Ukraine và hứa hẹn sẽ mang lại sức tác động đáng kể.
Tuy nhiên, Ba Lan - quốc gia vừa cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine - có thể là quốc gia đầu tiên cung cấp F-16 cho Tổng thống Zelensky.
Giáo sư Mark N. Katz, Trường Chính sách và Chính phủ của Đại học George Mason, đã nêu một số lý do vì sao Ba Lan có thể sẵn sàng cấp vũ trang cho Ukraine hơn so với một số quốc gia khác.
Ông Katz tin rằng Ba Lan đặc biệt ủng hộ Ukraine - đất nước đang bị chiến tranh tàn phá - vì lo ngại rằng nếu Nga đánh bại Ukraine, thì Ba Lan sẽ trở thành mục tiêu của Moskva.
"Đối với Ba Lan, sự hỗ trợ của NATO dành cho Ukraine không chỉ là vấn đề của lòng vị tha, mà là một nỗ lực để đảm bảo rằng Nga không thể đánh bại Ukraine và giành được vị thế mạnh hơn để đe dọa Ba Lan", Giáo sư Katz nói thêm.
Tạp chí Newsweek (Mỹ) đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Ukraine để xin ý kiến bình luận.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev chứng tỏ họ đã can dự trực tiếp và ngày càng tăng vào cuộc xung đột Ukraine.
"Có những tuyên bố liên tục từ nước châu Âu và Mỹ rằng việc chuyển giao các hệ thống vũ khí khác nhau đến Ukraine, bao gồm cả xe tăng, hoàn toàn không có nghĩa là các quốc gia và liên minh đó tham gia vào các hành động thù địch đang diễn ra ở Ukraine. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với điều này", ông Peskov tuyên bố.
Ukraine đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao giữa chiến sự Trang tin The Kyiv Independent ngày 20.9 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại TP.New York (bang New York, Mỹ), trong loạt nỗ lực ngoại giao nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các bên. Ông Zelensky cảm ơn ông Guterres về việc "ủng hộ nỗ lực của Ukraine nhằm đảm bảo...