Nga lên kế hoạch bán 8 tỷ đô vũ khí cho Iran
Truyền thông Nhà nước Nga hôm 17.2 cho biết nước này lên kế hoạch bán máy bay chiến đấu, xe tăng và hệ thống tên lửa tối tân cho Iran, với tổng giá trị lên đến 8 tỷ USD.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời của một quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết thương vụ bán máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi Su-30SM cho Tehran có thể được kí kết cuối năm nay. Số lượng máy bay hiện chưa được tiết lộ.
Máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi Su-30SM
Theo thông tin từ quan chức quốc phòng Iran Mostafa Izadi, Moscow lên kế hoạch chuyển hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 đến Iran hôm 18.2.
Tờ nhật báo thương mại Kommersant của Nga đầu tuần này đưa tin ngoài máy bay phản lực và tên lửa đất đối không, Iran cũng quan tâm đến tàu chiến, tàu ngầm diesel, xe tăng T-90 và hệ thống phòng thủ bờ biển của Nga.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không S-300
Hiện nay, Iran vẫn cần được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép mua vũ khí, mặc dù Liên hợp quốc đã dỡ bỏ cấm vận buôn bán vũ khí đối với Iran sau khi nước này có thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc trên thế giới.
Quan chức Nga chưa chính thức xác nhận vụ mua bán này. Phóng viên đài NBC (Mỹ) cũng chưa liên lạc được với Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kĩ thuật-Quân sự của Nga để xin bình luận.
Hợp tác quân sự giữa Nga và Iran đã có từ nhiều năm nay. Hệ thống tên lửa S-300 dự kiến được chuyển đến Iran vào năm 2010, song kế hoạch này bị dừng lại do các lệnh cấm vận áp đặt lên nước này.
Nga và Iran là 2 nước chính ủng hộ quân sự và ngoại giao cho Tổng thống Syria Bashar Assad, người đang phải lãnh đạo cuộc nội chiến phức tạp, dai dẳng chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và phiến quân.
Theo Danviet
Hàn Quốc chất vấn tư cách thành viên LHQ của Triều Tiên
Hàn Quốc vừa chính thức chất vấn tư cách thành viên Liên hợp quốc của Triều Tiên trong một cuộc họp của Liên hợp quốc đầu tuần này, nhắc lại Bình Nhưỡng liên tiếp vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Hàn Quốc tại Liên hợp quốc Oh Joon đưa câu hỏi trong cuộc họp hôm 15.2 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cho biết Triều Tiên đã cam kết chấp nhận và duy trì các mục đích và nguyên tắc trình bày trong Hiến chương Liên hợp quốc khi nước này gia nhập vào năm 1991 cùng với Hàn Quốc.
"25 năm trước, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã trang trọng tuyên thệ sẽ tuân theo Hiến chương Liên hợp quốc trong vai trò một thành viên mới, nhưng 10 năm trở lại đây, nước này đã liên tiếp vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an," ông Oh phát biểu.
"Đây không chỉ là thách thức trực tiếp đối với Hội đồng Bảo an, mà còn đi ngược hoàn toàn với những gì nước này đã cam kết. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên có đủ tư cách là thành viên Liên hợp quốc hay không."
Đại sứ Hàn Quốc tại Liên hợp quốc Oh Joon trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an năm 2014
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc đặt ra vấn đề tư cách thành viên Liên hợp quốc của Triều Tiên. Đại sứ Hàn Quốc cũng cho biết trong 10 năm qua, Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân và 6 vụ thử tên lửa tầm xa, vi phạm các giao ước quốc tế, trong đó có 4 nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
"Những hành động vi phạm liên tiếp nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho thấy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên coi thường chức năng và quyền lực của Hội đồng Bảo an," ông Oh nhận định.
Ông kêu gọi Hội đồng Bảo an cần đưa ra một nghị quyết cứng rắn và toàn diện nhằm ngăn chặn lãnh đạo Triều Tiên coi thường Hội đồng khi tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
"Nếu chúng ta coi các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa của Triều Tiên là chuyện bình thường, thì cả thế giới có thể sẽ trở thành mục tiêu tấn công của nước này. Những đe dọa khôn lường này cần phải có sự đáp trả cứng rắn," ông Oh phát biểu.
Thjeo Danviet
Mỹ tố Trung Quốc đưa tên lửa phòng không đến Hoàng Sa Trung Quốc đã bố trí trái phép 2 hệ thống tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo các quan chức Mỹ. Trung Quốc đã trái phép triển khai 2 hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm - Ảnh chụp màn hình SCMP Đài Fox News (Mỹ) ngày...