Nga lại dùng lương thực làm vũ khí quyền lực
Vào Ngày Tưởng niệm các nạ.n nhâ.n của Holodomor tại Ukraine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, bà Bridget Brink, tuyên bố rằng Nga lại một lần nữa sử dụng lương thực như một công cụ quyền lực và ép buộc.
Theo bà Brink, cuộc xung đột mà Moscow gây ra không chỉ nhằm vào Ukraine mà còn đ.e dọ.a tự do, sự cởi mở và hòa bình toàn cầu.
Quốc kỳ Nga. Ảnh: iStock
Video đang HOT
Phát biểu qua một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội X, Đại sứ Brink nhấn mạnh:
“Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ các nạ.n nhâ.n của Holodomor, một nạn đói nhân tạo dưới thời Stalin, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân Ukraine. Đây là một chương đen tối trong lịch sử nhân loại, không chỉ bởi nạn đói mà còn vì đó là một sự kiện được lên kế hoạch nhằm phá vỡ ý chí của nhân dân Ukraine”.
Bà Brink cũng chỉ ra rằng, hiện nay, Nga tiếp tục sử dụng lương thực làm vũ khí. Các lực lượng Nga đã phá hủy cơ sở hạ tầng nông nghiệp, đán.h cắp ngũ cốc của Ukraine, đồng thời phong tỏa và tấ.n côn.g các cảng ở Biển Đen của nước này.
“Tất cả những hành động này đều nằm trong nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu nền kinh tế Ukraine. Tuy nhiên, hậu quả không chỉ dừng lại ở đó, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia và người dân trên thế giới đang phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc từ Ukraine”, bà Brink phát biểu.
“Chúng ta tưởng nhớ hàng triệu người Ukraine đã thiệ.t mạn.g trong nạn đói Holodomor và hôm nay, chúng ta tôn vinh những anh hùng đang nỗ lực bảo vệ nền kinh tế và cuộc sống của nhân dân Ukraine. Cuộc xung đột hiện tại từ phía Nga đang đ.e dọ.a đến tự do, sự cởi mở và hòa bình trên toàn cầu”.
Ngày Tưởng niệm các nạ.n nhâ.n của Holodomor được tổ chức vào thứ Bảy cuối cùng của tháng 11 hàng năm, theo các sắc lệnh tổng thống Ukraine ban hành năm 1998 và 2007.
Trong thế kỷ 20, Ukraine đã phải đối mặt với ba nạn đói lớn, lần lượt diễn ra trong các năm 1921-1923, 1932-1933, và 1946-1947. Trong đó, nạn đói năm 1932-1933 được coi là tồi tệ nhất và được gọi là cuộc diệt chủng nhằm vào nhân dân Ukraine dưới chế độ Stalin.
Ukraine đạt được thỏa thuận sơ bộ cơ cấu lại khoản nợ hơn 20 tỷ USD
Ngày 22/7, Ukraine thông báo đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ quốc tế để cơ cấu lại khoản nợ hơn 20 tỷ USD của chính phủ.
Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuộc xung đột nổ ra từ tháng 2/2022 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Ukraine và chính phủ nước này đã phải dựa vào viện trợ quốc tế để trang trải cho cả các chi tiêu quân sự, cũng như chi tiêu công. Gần đây, chính quyền Kiev cũng phải chật vật tìm cách xoay sở khi thỏa thuận tạm dừng các khoản thanh toán đối với một loạt trái phiếu quốc tế hết hạn vào ngày 1/8 tới.
Trong báo cáo gửi Sở giao dịch chứng khoán London, Chính phủ Ukraine cho biết đã "đạt được thỏa thuận về nguyên tắc" về việc tái cơ cấu nợ. Theo đó, các chủ nợ gồm BlackRock, Pimco và các tổ chức đầu tư lớn khác, xóa hàng tỷ USD giá trị nợ danh nghĩa và chấp thuận lịch trình thanh toán mới với các điều khoản có lợi hơn cho Kiev. Với việc được giảm 37% giá trị nợ danh nghĩa, Ukraine cho biết nước này sẽ tiết kiệm được 11,4 tỷ USD tiề.n trả nợ trong 3 năm tới.
Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) - một đối tác quan trọng của Ukraine, hoan nghênh thông tin trên, đán.h giá đây là nỗ lực lớn của Ukraine nhằm xử lý vấn đề nợ một cách bền vững.
Theo IMF, chiến lược và các biện pháp tái cơ cấu của Chính phủ Ukraine là cần thiết để đưa nợ công của Ukraine trở lại mức có thể thanh toán, qua đó tạo điều kiện cho Kiev thực hiện các khoản chi tiêu thiết yếu và hỗ trợ tăng trưởng.
Nhóm các chủ nợ cũng vui mừng vì đã đạt được thỏa thuận nhanh chóng và mang tính xây dựng. Trong tháng 6, nhóm này đã từ chối đề nghị giảm nợ của Ukraine, với mức giảm lớn hơn. Trong vài tuần tới, các trái chủ sẽ bỏ phiếu về đề xuất này. Nếu thuận lợi, Chính phủ Ukraine sẽ phát hành trái phiếu mới. Theo đề xuất, một số trái phiếu mới phát hành sẽ bắt đầu trả mức lãi suất 1,75% từ năm tới, với các khoản thanh toán tăng dần lên tới 7,75% từ năm 2034.
Nền kinh tế Ukraine 'chao đảo' vì thiếu nhân lực Tình trạng thiếu nhân lực ở Ukraine đang gây ảnh hưởng không chỉ trên mặt trận mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế. Xung đột ở tiề.n tuyến đang gây áp lực đến nền kinh tế Ukraine do thiếu lao động để sản xuất kinh doanh. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bloomberg, sự tiêu hao nhân lực đã làm suy yếu quân đội Ukraine...