Nga kỳ vọng vào thuốc kháng virus của Nhật
60% trong số 40 bệnh nhân sử dụng thuốc cúm favipiravir của Nhật có kết quả âm tính với nCoV chỉ sau 5 ngày.
Công bố do ông Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo ngày 13/5. Ông nhận định việc điều trị bằng thuốc này có thể giảm một nửa thời gian phục hồi đồng thời giảm gánh nặng cho các trung tâm y tế và 50% số bệnh nhân nặng.
Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm lâm sàng với 330 bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5. Ngoài ra, RDIF đang tăng cường đầu tư để sản xuất các bộ xét nghiệm trong nước đồng thời cung cấp 2 triệu USD tài trợ cho dự án thử nghiệm lâm sàng favipiravir tại Nga.
Giáo sư Andrei Ivashchenko, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết công ty này có thể sản xuất hàng chục nghìn liều điều trị trên mỗi tháng, con số được cho là mức cần tối thiểu cho cả nước.
Tuy nhiên, hiện chưa có đủ dữ liệu để nói rằng việc điều trị sẽ hiệu quả như thế nào đối với những bệnh nhân nặng. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có một số tác dụng phụ như phụ nữ mang thai không được sử dụng và có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Thuốc trị cúm Avigan của Nhật Bản với thành phần chính là Favipiravir. Ảnh: Fujifilm Holsings Corp/ AP
Video đang HOT
Favipiravir, được sản xuất bởi một công ty con về y tế của Fujifilm. Thuốc được cấp phép sử dụng ở Nhật từ năm 2014 và đang thử nghiệm tại Trung Quốc để điều trị Covid-19. Loại thuốc này cũng được công ty dược phẩm Glenmark thử nghiệm tại Ấn Độ.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các quốc gia ráo riết chạy đua để phát triển thuốc điều trị virus. Thuốc kháng virus nếu có sẽ là giải pháp nhanh chóng hơn vaccine, thứ cần nhiều tiền của và thời gian, ước chừng 18 tháng đến hai năm.
Hiện các thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 chủ yếu dùng thuốc cũ có công dụng khác nhau như thuốc kháng virus remdesivir, thuốc chống sốt rét cloroquine hoặc hydroxychloroquine, thuốc ức chế HIV ritonavir và lopinavir, thuốc viêm khớp interferon….Trong đó, thuốc kháng virus remdesivir cho kết quả khả quan trong điều trị bệnh nhân Covid-19 và được cấp phép sử dụng tại Mỹ và Nhật Bản.
Tính đến ngày 13/5, Nga ghi nhận hơn hơn 242.000 người nhiễm và 2.212 người tử vong. Toàn thế giới có hơn 4,4 triệu người nhiễm và hơn 298.000 người tử vong vì căn bệnh này.
EU sẽ không thiếu năng lượng cả khi Nga-Ukraine không đạt thỏa thuận
Báo cáo nghiên cứu EWI cho biết "nguồn cung khí đốt cho mùa Đông được đảm bảo, dù các cuộc đàm phán về chuyển giao khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể thất bại."
Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka, vùng Kiev. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Viện Kinh tế Năng lượng (EWI) tại Cologne của Đức ngày 4/12 khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thiếu năng lượng trong mùa Đông này ngay cả khi Nga và Ukraine không thể ký kết một thỏa thuận mới nhằm chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu, trước khi thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực vào cuối tháng 12 này.
Báo cáo nghiên cứu EWI cho biết: "Nguồn cung khí đốt cho mùa Đông được đảm bảo, dù các cuộc đàm phán về chuyển giao khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể thất bại."
Theo báo cáo trên, giá khí đốt tại Đức có thể tăng nhẹ, nhưng nguồn cung sẽ không bị ngắt quãng.
Các cơ sở dự trữ khí đốt đều đang đầy và giá cả hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm do dư thừa nguồn cung toàn cầu và các mối liên kết quốc tế hiện tốt hơn nhiều so với cách đây 10 năm, khi Nga và Ukraine tranh cãi về giá và hình thức thanh toán.
Moskva cho biết họ không muốn một "cuộc chiến khí đốt" với Ukraine như hồi năm 2009, dẫn tới ngắt quãng nguồn cung tại nhiều quốc gia châu Âu trước khi thỏa thuận hiện hành được ký kết.
Thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12 tới và các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thay thế đang bị phức tạp hóa bởi các vấn đề chính trị
EWI đưa ra một kịch bản, theo đó việc ngừng chuyển giao khí đốt sang châu Âu qua Ukraine từ tháng 1/2020 có thể dẫn tới việc giảm 6,3 tỷ m3 khí xuất khẩu của Nga sang EU trong tháng Một.
Viện trên cho biết dự trữ khí đốt dưới lòng đất có thể cung cấp 83% lượng khí thiếu hụt và phần còn lại sẽ được thay thế bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu.
Điều này sẽ đẩy giá khí đốt tại Đức tăng 5% và tại Hy Lạp tăng 45% (vì Hy Lạp hiện không kết nối với mạng lưới khí đốt chính của châu Âu).
EWI cũng dự báo nếu xảy ra đợt không khí lạnh đột ngột tại châu Âu vào giữa lúc nguồn cung từ Nga bị ngắt quãng, giá khí đốt có thể còn tăng cao hơn một chút.
Tuy nhiên, EWI khẳng định nguồn cung khí đốt cho 3 tháng sẽ được đảm bảo nếu khủng hoảng xảy ra đến tận tháng 3/2020, thời điểm hết mùa Đông.
Nga cho biết các cuộc đàm phán 3 bên (Nga, Ukraine và EU) có thể sẽ diễn ra trong ngày 5/12 nếu các công ty liên quan, gồm Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine, sẵn sàng. Nhưng tuần trước, Naftogaz vẫn tỏ ra chưa sẵn sàng đàm phán.
Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiycó thể sẽ thảo luận về bất cứ vấn đề nào khi hai bên gặp nhau tại Paris trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh theo định dạng "Normandy" vào ngày 9/12 tới.
Năm 2011, đường ống dẫn khí đốt mang tên Dòng chảy Phương Bắc 1 dưới lòng biển Baltic đã đi vào hoạt động và chuyển 55 tỷ m3 khí/năm đến Đức, từ Nga qua Ukraine.
Trong khi đó, đường ống mang tên Dòng chảy Phương Bắc 2 dự kiến sẽ bắt đầu vận hành từ giữa năm 2020, với công suất dự kiến nhiều gấp đôi.
Theo vietnamplus.vn
Nga vận hành radar nhìn rõ F-35 tại Bắc Cực Theo Air Recognition, những hệ thống radar chống tàng hình Resonans-N tại Bắc Cực chính thức được lực lượng phòng thủ Nga vận hành. Hiện nay lực lượng phòng thủ Nga đã triển khai 3 hệ thống radar Resonans-N tại Bắc Cực. Hiện công tác xây dựng trạm radar Resonans-N mới đã hoàn thành. Hệ thống này sẽ chính thức được đưa vào...