Nga ký hiệp ước tiếp nhận Crimea
Nga đã ký kết hiệp ước sáp nhập Crimea vào nước này sau cuộc trưng cầu dân ý tại vùng lãnh thổ ly khai của Ukraine với đa số cử tri bỏ phiếu ủng hộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea Sergei Aksyonov (trái) và lãnh đạo thành phố Sevastopol Alexei Chaly bắt tay sau khi ký hiệp ước – Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký văn kiện trên với 2 lãnh đạo Crimea sau một bài phát biểu dài trước Lưỡng viện của quốc hội Nga vào hôm qua. Hiệp ước còn phải được Tòa án Hiến pháp phê chuẩn và quốc hội thông qua nhưng đây chỉ là những bước mang tính thủ tục, theo AP. Như vậy, Crimea sẽ trở thành một nước cộng hòa mới trong thành phần Liên bang Nga và TP.Sevastopol, nơi đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga, sẽ được trao quy chế đặc biệt trong Cộng hòa Crimea. Bước đi này diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một “quốc gia độc lập và có chủ quyền”.
Ông Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu ở Crimea, với kết quả 96,77% người ủng hộ sáp nhập vào Nga, là “hợp pháp và thuyết phục” và rằng khu vực này “luôn là một phần của Nga”. Hãng Itar-Tass dẫn lời Phó chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) Alexander Zhukov cho biết quốc hội Nga sẽ bắt đầu tiến trình phê chuẩn hiệp ước trong vài ngày tới. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố không công nhận hiệp ước giữa Nga và Crimea. Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Pavlo Petrenko khẳng định Kiev sẽ bảo lưu quyền quốc hữu hóa các tài sản của Nga ở Ukraine để trả đũa hành động của Moscow. Còn Ngoại trưởng Anh William Hague nói Nga đã chọn con đường tự cô lập bằng cách sáp nhập Crimea và thông báo London sẽ ngưng hợp tác quân sự với Moscow. Nhà Trắng cũng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị lãnh đạo các nước nhóm G7 và EU nhóm họp ở The Hague (Hà Lan) vào tuần tới để bàn về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu liên tục bị ngắt quãng bởi những tràng pháo tay, Tổng thống Putin khẳng định Nga không có ý định tiếp nhận các khu vực khác sau Crimea và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, ông cho rằng phương Tây đã “vượt qua lằn ranh” ở Ukraine và đang cố gắng “dồn nước Nga vào chân tường”. Trước đó, Duma Quốc gia đã thông qua nghị quyết lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào các quan chức Nga, bao gồm các thành viên Duma. Theo AP, trong một tuyên bố mang tính mỉa mai, Hạ viện Nga cũng thúc giục ông Obama mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào toàn bộ 353 thành viên của cơ quan này.
Trong khi đó, Moscow tiếp tục kêu gọi Ukraine chuyển thành một nhà nước liên bang nhằm giải quyết tình trạng phân cực ở các khu vực miền tây Ukraine, nơi chuộng quan hệ gần gũi hơn với EU, và các khu vực miền đông, vốn có quan hệ lâu đời với Nga. Bộ Ngoại giao Nga cũng yêu cầu Ukraine thông qua một “quy chế quân sự và chính trị trung lập”, một đòi hỏi phản ánh lo ngại của Moscow rằng Ukraine có thể gia nhập NATO và thiết lập quan hệ kinh tế và chính trị gần gũi hơn với EU.
Vào tối qua, phát ngôn viên quân đội Ukraine cho biết một binh sĩ nước này đã thiệt mạng khi các tay súng thân Nga tấn công một căn cứ Ukraine ở thủ phủ Simferopol của Crimea. “Xung đột đang chuyển từ vũ đài chính trị sang quân sự. Các binh sĩ Nga đã bắt đầu bắn vào những quân nhân Ukraine và đó là một tội ác chiến tranh”, quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố.
Pháp dọa hủy hợp đồng bán tàu cho Nga Trả lời Đài truyền hình TF1 ngày 17.3, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết nước này có thể hủy hợp đồng bán tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Theo ông Fabius, đây sẽ là biện pháp trừng phạt ở mức độ 3 của các nước EU. Hiện EU đã sử dụng các biện pháp trừng phạt ở mức độ 2 và cảnh báo sẽ “nâng cấp” nếu Moscow vẫn không thay đổi thái độ cứng rắn trong vấn đề Ukraine và Crimea. Năm 2011, Pháp đã ký thỏa thuận bán cho Nga 2 tàu chiến Mistral với tổng giá trị hơn 1 tỉ USD. Ông Fabius thừa nhận nếu hủy hợp đồng này, Pháp cũng sẽ bị thiệt hại. Tuy nhiên, ông cho biết Tổng thống Nga Putin vẫn là khách mời của Pháp trong lễ kỷ niệm 40 năm quân đồng minh đổ bộ vào Normandie được tổ chức vào ngày 6.6. Lan Chi
Vùng Trans-Dniestr muốn sáp nhập vào Nga Theo Itar-Tass hôm qua, các chính khách và nhà hoạt động ở vùng Trans-Dniestr ly khai khỏi Moldova vừa đề nghị quốc hội Nga bổ sung điều khoản cho phép họ gia nhập Liên bang Nga. Nghị quyết trên được thông qua tại một hội nghị bàn tròn với sự tham dự của các đại biểu Nghị viện Trans-Dniestr và đại diện của các tổ chức thanh niên. Tuy nhiên, BBC dẫn lời Tổng thống Moldova Nicolae Timofti cùng ngày tuyên bố bất cứ quyết định nào của Moscow chấp nhận vùng Trans-Dniestr “sẽ là bước đi sai lầm”. Hồi năm 2006, vùng Trans-Dniestr đã tổ chức trưng cầu dân ý với 97% ủng hộ việc ly khai khỏi Moldova.
Theo TNO
Crimea chọn nước Nga, Ukraine huy động quân đội
Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy gần 97% người đi bỏ phiếu ở Crimea ủng hộ ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.
Người dân thủ phủ Simferopol của Crimea xuống đường mừng kết quả trưng cầu dân ý - Ảnh: AFP
Theo Đài RT, trong cuộc họp báo được trực tiếp truyền hình ngày 17.3, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Crimea Mikhail Malyshev cho biết 96,77% cử tri đi bỏ phiếu chọn sáp nhập với Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 16.3. Ngay trong hôm qua, Hội đồng Tối cao Crimea tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraine và chính thức đề đạt yêu cầu gia nhập Nga. Chính quyền Crimea còn tuyên bố "quốc hữu hóa" toàn bộ tài sản nhà nước của Ukraine ở bán đảo này và giải tán các đơn vị quân đội Ukraine trong khu vực. AFP dẫn lời Chủ tịch Nghị viện Crimea Volodymyr Konstantynov nói rõ binh sĩ Ukraine có 2 lựa chọn là trung thành với Crimea hoặc rời khỏi bán đảo. Ngoài ra, chính quyền Crimea còn tuyên bố chấp nhận đồng rúp của Nga là đồng tiền chính thức thứ hai bên cạnh đồng hryvnia của Ukraine vẫn có hiệu lực đến ngày 1.1.2016, đồng thời đổi sang múi giờ của Moscow.
Kết quả trên là điều đã được dự đoán ngay sau khi cuộc trưng cầu được thông báo. Nga khẳng định cuộc bỏ phiếu là hoàn toàn hợp pháp còn chính quyền Kiev và phương Tây lại lên án kịch liệt. Tại Crimea, khoảng 30% dân số người Ukraine và người Tarta cũng tuyên bố tẩy chay cuộc trưng cầu. Ngày 17.3, chính quyền lâm thời ở Kiev tiếp tục phản đối "các hành động can thiệp, khiêu khích và tăng cường quân sự của Nga" và khẳng định binh sĩ Ukraine ở Crimea vẫn sẽ giữ nguyên vị trí. Cùng ngày, quốc hội nước này thông qua sắc luật huy động một phần quân đội trên cả nước để ứng phó các diễn biến mới, theo AFP. Theo đó, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ được chuyển sang tình trạng như trong thời chiến và sẽ gọi nhập ngũ khoảng 40.000 người. Tuy nhiên, giới chức Mỹ và châu Âu cho biết hành động quân sự là không khả thi đối với vấn đề Crimea, còn Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine Andriy Deshchytsya cũng tuyên bố không kêu gọi hiện diện quân sự của NATO ở nước ông.
Dự kiến vào ngày 21.3, quốc hội Nga sẽ thảo luận dự luật liên quan đến việc tiếp nhận Crimea, theo BBC. Đây cũng là thời điểm kết thúc thỏa thuận hòa hoãn tạm thời giữa Ukraine với lực lượng "dân quân tự vệ" và Hạm đội biển Đen của Nga đóng tại Crimea. Bên cạnh đó, AFP dẫn lời giới chức Moscow thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu chính thức về kết quả trưng cầu dân ý nói trên vào hôm nay 18.3.
Trong lúc chờ đợi, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi chính quyền Ukraine chuyển đổi sang mô hình nhà nước liên bang, trao thêm nhiều quyền cho các khu vực của nước này và tiến hành bầu cử mới. Theo Moscow, đây là một phần trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp chính trị và ngoại giao. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh "hiệu ứng Crimea" đã bắt đầu lan ra miền đông Ukraine. Theo RT, hàng ngàn người đã đổ ra đường ở các thành phố Kharkov và Donetsk để kêu gọi tổ chức trưng cầu về áp dụng thể chế liên bang hoặc tăng quyền tự trị.
Hôm qua, Mỹ và EU thông qua các biện pháp trừng phạt như cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản nhằm vào hơn 20 quan chức, chính trị gia Crimea, Ukraine và Nga bị cho là đứng sau cuộc trưng cầu, theo CNN. Trong số này, có 2 cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, một phó thủ tướng Nga cùng 2 lãnh đạo chính quyền và nghị viện Crimea.
Hôm qua giá cổ phiếu thế giới đã tăng trở lại sau nhiều ngày biến động do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xuất phát từ khủng hoảng ở Ukraine, theo Reuters. Giới phân tích lý giải rằng nhờ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea kết thúc mà không xảy ra bạo lực nghiêm trọng nên thị trường có phần ổn định. Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiển hiện khi căng thẳng vẫn chưa xuống thang và phương Tây vẫn cảnh báo sẽ có thêm biện pháp trừng phạt nhằm vào kinh tế Nga. AFP dẫn lời ông Erik Nielsen, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Unicredit nhận định: "Các biện pháp trừng phạt có thể sẽ khiến tăng trưởng ở Nga bị chững lại, thậm chí nước này có thể lâm vào suy thoái". Tuy nhiên, thiệt hại sẽ không chỉ do một mình Moscow gánh. Theo chuyên gia phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank, "hậu quả sẽ rất nghiêm trọng với cả 2 phía. Cần nhớ là 1/3 nhập khẩu dầu khí của EU đến từ Nga. Riêng ở Đức thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa".
Theo TNO
Venezuela cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ là 'kẻ sát nhân' Ngoại trưởng Venezuela Elias Jaua đã buộc tội người đồng cấp Mỹ John Kerry kích động bạo lực và gọi ông là một "kẻ sát nhân", đài BBC đưa tin ngày 15.3. Ngoại trưởng Venezuela Elias Jaua - Ảnh: AFP Tuyên bố trên nhằm phản ứng với các phát biểu của Ngoại trưởng Kerry, người đã cáo buộc Venezuela tiến hành "một chiến...