Nga không tìm cách thành siêu cường
Dù nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn, song Tổng thống Vladimir Putin vẫn khẳng định tiếp tục theo đuổi các mục tiêu lớn mà ông đã đặt ra trong nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 6 năm bắt đầu từ năm 2012.
Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang năm 2013
trước các quan khách cấp cao trong Điện Kremli
Thông điệp liên bang năm 2013 của Tổng thống Putin không những được người dân Nga mà cả thế giới đón chờ bởi đây là thông điệp liên bang thứ 10 của ông trên cương vị Tổng thống Nga và là thông điệp liên bang thứ 20 trong lịch sử nước Nga mới. Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh nước Nga đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là những khó khăn trong nước.
Cách đây 1 năm, tại thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba, ông Putin đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn trong cả nhiệm kỳ 6 năm của mình. Đáng chú ý là mục tiêu đạt mức tăng tối thiểu 6% GDP/năm và phát triển các ngành, các lĩnh vực có sức cạnh tranh trên mọi thị trường để hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện đại và không ngừng nâng cao mức sống mọi mặt của người dân.
Tuy nhiên, trong năm đầu tiên của lần thứ 2 trở lại Điện Kremli, Tổng thống Putin phải đối mặt với thực tế là nền kinh tế Nga, do chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, đang phải gánh chịu nhiều khó khăn. GDP của nước Nga năm nay chỉ có thể tăng trưởng 1,4%, thấp xa so với mục tiêu. Nhìn về dài hạn, theo Bộ trưởng Kinh tế Nga, nền kinh tế cũng chỉ tăng trưởng trung bình 2,5%/năm từ nay tới năm 2030.
Video đang HOT
Trong thông điệp được truyền hình trực tiếp vào 12h ngày 12-12, Tổng thống Putin đã lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn, tăng trưởng chậm… song khẳng định không từ bỏ các mục tiêu đặt ra từ đầu nhiệm kỳ thứ 3. Ông khẳng định trước các quan chức cấp cao nhất của Nga: “Có thể chu kỳ kinh tế đang thay đổi nhưng không có lý do gì để nói đến việc sửa đổi các mục tiêu của chúng ta”.
Trình bày thông điệp liên bang đúng vào ngày Hiến pháp Nga (12-12), đồng thời đang có những đề nghị sửa đổi Hiến pháp, Tổng thống Putin đã nêu khả năng có “những sửa đổi nhỏ trong Hiến pháp Nga”. Khẳng định các quy định về quyền lợi và tự do cá nhân không thể thay đổi, song người đứng đầu nước Nga cho biết sẽ “điều chỉnh nhỏ cho các chương điểm khác của Hiến pháp”.
Về chính sách đối ngoại của nước Nga, Tổng thống Putin tái khẳng định lập trường với những vấn đề quốc tế lớn và nóng bỏng nhất hiện nay. Ông nhấn mạnh tới việc tăng cường sức mạnh trên trường quốc tế của đất nước, song nêu rõ Nga không tìm cách trở thành một siêu cường “mang một tham vọng làm bá chủ khu vực và thế giới” hay “lên mặt dạy đời người khác”, điều mà giới bình luận quốc tế cho là “một lời chỉ trích úp mở nhằm vào Mỹ”. Nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập chính sách “khôn ngoan và hợp lý” giúp ngăn ngừa chiến tranh ở Syria; mong muốn một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Ukraine…
Dịp này, Tổng thống Putin cũng một lần nữa khẳng định lại ưu tiên hàng đầu của Nga để phát triển trong tương lai sẽ vẫn là ở phía Đông, nơi mà 70% diện tích nước Nga nằm ở châu Á. Ông nhấn mạnh: “Cần dồn các nguồn lực của cả nhà nước lẫn cộng đồng doanh nghiệp tư nhân vào việc phát triển và đạt được các mục tiêu chiến lược, như phát triển vùng Siberia và Viễn Đông. Đây là ưu tiên quốc gia của chúng ta trong cả thế kỷ 21″.
Theo ANTD
Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận về dự luật ngân sách mới
Ngày 10/12, một ủy ban ngân sách lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua đạo luật ngân sách mới, giúp loại bỏ nguy cơ chính phủ liên bang Mỹ có thể đóng cửa một lần nữa, như đã từng xảy ra hồi tháng 10.
Thượng nghị sỹ Patty Murray (phải) và ông Paul Ryan công bố dự luật ngân sách mới
Theo BBC, dự luật ngân sách mới sẽ đảm bảo ngân sách cho chính phủ trong 2 năm tới, và giảm thâm hụt ngân sách liên bang 23 tỷ USD.
Đồng thời nó cũng giúp tránh được nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa thêm một lần nữa vào ngày 15/1/2014, khi ngân sách hiện tại cạn kiệt.
Thỏa thuận mới "cắt giảm ngân sách theo một cách thông minh hơn", nghị sỹ đảng Cộng hòa Paul Ryan khẳng định.
Ngân sách mới cũng bù đắp số tiền 63 tỷ USD cắt giảm tự động ngân sách quân sự và chi tiêu nội địa, được thực hiện hồi tháng Giêng khi các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa không thể đạt được sự đồng thuận về ngân sách.
Ông Ryan và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Patty Murray, lần lượt là chủ tịch các ủy ban ngân sách Hạ và Thượng viện, đã được đề nghị chủ trì để giúp hai đảng đạt được thỏa thuận về ngân sách, sau khi chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần hồi tháng 10 vì thiếu tiền.
"Chúng tôi đã phá vỡ tinh thần đảng phái và cả những bế tắc", bà Murray khẳng định.
Ông Ryan thì cho biết mình rất lạc quan rằng thỏa thuận ngân sách mới sẽ được Quốc hội Mỹ, vốn rất chia rẽ về chính trị, thông qua.
Dự luật mới sẽ được trình Hạ viện bỏ phiếu ngay trong tuần này, trước khi cơ quan này nghỉ lễ trong vài tuần, bắt đầu vào thứ Sáu tới.
Theo các chủ tịch ủy ban ngân sách Quốc hội Mỹ, dự luật mới không tăng thuế nhưng yêu cầu các nhân viên công chức liên bang mới phải đóng góp nhiều hơn vào quỹ hưu trí.
Bên cạnh đó, mỗi chuyến bay khứ hồi thông thường phải chịu thêm một khoản phí an ninh hàng không liên bang ở mức 5 USD.
Phản ứng trước thông tin về dự thảo luật ngân sách mới, chủ tịch Hạ viện John Boehner gọi thỏa thuận lưỡng đảng "khiêm tốn" này là một "bước tiến tích cực"
Tổng thống Mỹ Barack Obama thì đã phát đi một tuyên bố bằng văn bản, gọi thỏa thuận này là "cân bằng" và "được thiết kế để không làm tổn thương nền kinh tế".
Theo Dantri
Mỹ kêu gọi Trung Quốc lập đường dây nóng vùng phòng không Mỹ hôm qua 6/12 đã kêu gọi Trung Quốc lập đường dây nóng khẩn cấp với Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tránh rắc rối trong vùng phòng không mà Bắc Kinh mới đưa ra. Vùng phòng không Trung Quốc mới công bố là trọng tâm chuyến công du châu Á của ông Biden trong tuần này. Washington không công nhận vùng nhận...