Nga: “Không có khủng bố loại tốt hay loại xấu”
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố khủng bố là tội ác và phải bị trừng trị trên khắp thế giới, bất chấp tính chất địa chính trị của chúng.
Ngày 31/12, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hai vụ đánh bom tự sát vừa qua ở Volgograd chứng tỏ rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải chấm dứt việc phân chia những kẻ khủng bố thành “loại tốt” và “loại xấu” căn cứ vào tính chất địa chính trị của chúng để cùng đoàn kết với nhau chống lại mối đe dọa nguy hiểm này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Vụ tấn công được lên kế hoạch ngay trước thềm năm mới là một nỗ lực nữa của những kẻ khủng bố nhằm mở ra một &’mặt trận’ trong nước, nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi và hỗn loạn, gây ra xung đột tín ngưỡng và mâu thuẫn bên trong xã hội nước Nga.”
Chiếc xe bus bị xé toang trong vụ khủng bố ở Volgograd
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định hai vụ đánh bom tự sát liên tiếp nhau ở thành phố Volgograd khiến hơn 30 người thiệt mạng trong Chủ nhật và thứ Hai vừa qua sẽ không khiến nước Nga chùn bước trong “cuộc chiến gian khổ và lâu dài chống lại kẻ thù xảo quyệt không biết đến biên giới quốc gia và chỉ có thể bị ngăn chặn bằng sức mạnh tập thể.”
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng hai vụ tấn công ở Volgograd được dàn dựng giống hệt kịch bản những vụ tấn công khủng bố gần đây ở Mỹ, Syria, Iraq, Libya, Afghanistan, Nigeria và nhiều quốc gia khác.
Tuyên bố nhấn mạnh: “Quan niệm của một số chính trị gia và chiến lược gia chính trị rằng khủng bố có loại tốt và loại xấu tùy thuộc vào mục đích địa chính trị của chúng đang ngày càng trở nên sai lầm. Khủng bố luôn là một tội ác và chúng sẽ không thể tránh khỏi bị trừng phạt.”
Video đang HOT
Nga cũng hối thúc cộng đồng quốc tế “cùng lên án chủ nghĩa khủng bố và đoàn kết thực sự chống lại nó cũng như lý tưởng bạo lực và cực đoan do chủ nghĩa khủng bố sinh ra.”
Bộ Ngoại giao Nga cảm ơn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và nhiều nguyên thủ thế giới khác đã gửi lời chia buồn với Nga và lên án vụ tấn công ở Volgograd.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach cũng cho rằng vụ tấn công ở Volgograd là một hành động “hèn nhát” và “hèn hạ”, đồng thời bày tỏ lòng thương tiếc tới các nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ đánh bom tự sát.
Thành phố Volgograd chỉ nằm cách Sochi, nơi diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2014 khoảng 650 km. Ông Bach nhấn mạnh rằng ông không lo ngại về tình hình an ninh của Thế vận hội sắp tới và nói rằng ông “tin tưởng mọi việc sẽ được thực hiện để đảm bảo an toàn cho các vận động viên và mọi người tham gia Thế vận hội.”
Theo RT
Nga: Nguy cơ đằng sau 2 vụ đánh bom kinh hoàng
Những phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan có thể sẽ tiếp tục tấn công và trực tiếp đe dọa đến Thế vận hội Sochi sắp diễn ra ở Nga.
Ngày 29/12, một "góa phụ đen" kích nổ quả bom gắn trên người ngay tại cửa vào nhà ga xe lửa ở thành phố Volgograd ở phía nam nước Nga khiến 16 người chết và hàng chục người khác bị thương. Ngày hôm sau, một vụ tấn công tương tự nhắm vào một chiếc xe bus ở cùng thành phố khiến 10 người thiệt mạng. Những vụ đánh bom tự sát này được cho là tiếng súng cảnh cáo đối với điện Kremlin, và báo hiệu sẽ còn nhiều điều sắp xảy ra.
Hai vụ tấn công liên tiếp này là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyên bố của chính phủ Nga rằng họ đã thành công trong cuộc chiến chống khủng bố trên đất nước rộng lớn của mình. Hồi tháng 4/2009, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai tuyên bố rằng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Nga đã hoàn thành.
Giây phút quả bom phát nổ bên trong nhà ga Volgograd
Tuy nhiên sau đó các chiến binh Hồi giáo ở vùng Bắc Caucasus đã bắt đầu quay lại và thực hiện những vụ tấn công ở nhiều quy mô khác nhau, từ đánh bom tự sát vào quốc hội Chechen ở Grozny tháng 10/2010 cho đến vụ ám sát thủ lĩnh tinh thần của cộng đồng Hồi giáo Sufi ôn hòa ở Dagestan vào tháng 8/2012.
Tổ chức phát động và thực hiện những vụ tấn công đẫm máu này là nhóm Tiểu vương quốc Caucasus, nhóm khủng bố có tổ chức chặt chẽ và tàn bạo nhất nước Nga với mục tiêu đấu tranh "giải phóng vùng Caucasus" để xây dựng một quốc gia Hồi giáo tại vùng Trung Á.
Không những thế, tình hình còn tồi tệ hơn khi những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong lòng nước Nga. Ở Tatarstan và Bashkortostan, hai nước cộng hòa có người Hồi giáo chiếm đa số trong Liên bang Nga, những kẻ cực đoan thường xuyên tìm cách ám sát các giáo sĩ Hồi giáo theo đường lối ôn hòa.
Ở một số thành phố lớn trong khu vực gần dãy Ural này, người ta vẫn thường thấy từng đoàn mô-tô của những kẻ quá khích đeo dải băng đen thánh chiến trên đầu diễu qua các con phố.
Chiếc xe bus bị xé toang trong vụ đánh bom thứ hai ở Volgograd
Một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Nga, hiện cộng đồng người Hồi giáo ở Nga có khoảng 21 triệu người, chiếm 16% dân số toàn quốc. Tuy nhiên với chiều hướng tăng dân số hiện nay, trong 6 năm tới, cứ 5 người Nga thì sẽ có 1 người Hồi giáo, và tỉ lệ này ngày càng tăng nhanh theo thời gian.
Trong khi đó, có vẻ như Moscow đã không tìm ra câu trả lời xác đáng cho những xu hướng nguy hiểm đang diễn ra trong cộng đồng Hồi giáo trong nước. Trong 2 thập kỷ qua, Nga đã theo đuổi một cuộc chiến tranh cường độ thấp chống lại các phần tử cực đoan đòi ly khai, khiến hơn 100.000 người thiệt mạng.
Với cuộc chiến đầy tốn kém này, Moscow hy vọng rằng sẽ dần dần đẩy lùi nguy cơ đến từ những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan để đảm bảo an toàn cho người dân của mình. Nhưng với những vụ khủng bố xảy ra trong thời gian gần đây, có vẻ như cuộc chiến đó vẫn còn khá gian nan và không đem lại nhiều tác dụng.
Tên Duku Umarov (giữa) cùng các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Nga
Những vụ đánh bom tự sát mới đây ở Volgograd đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới về những thách thức an ninh mà Nga đang phải đối mặt trong bối cảnh Thế vận hội Mùa đông Sochi sắp diễn ra vào tháng Hai tới.
Trong mùa hè vừa qua, tên Doku Umarov, chỉ huy của nhóm khủng bố Tiểu vương quốc Caucasus đã công khai tuyên bố sẽ tấn công nhắm vào Thế vận hội Sochi mà hắn ta gọi là một sự kiện "ma quỷ". Hai vụ tấn công ở Volgograd, thành phố cách Sochi chỉ khoảng 400 dặm đã chứng minh rằng hắn ta và đồng bọn có thể làm được điều đó.
Chính phủ Nga đã nỗ lực hết mình để đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Sochi và ngăn ngừa thảm họa khủng bố Thế vận hội Munich 1972 tái diễn. Tuy nhiên đối với các quốc gia phương Tây, những vụ đánh bom ở Volgograd có thể làm dấy lên những nghi ngại về hiệu quả cuộc đấu tranh chống khủng bố của Nga, đặc biệt là đối với những kẻ Hồi giáo cực đoan.
Theo WSJ
Nga: Liên tiếp những vụ đánh bom kinh hoàng Một vụ đánh bom xe bus khiến 15 người chết lại xảy ra ở thành phố Volgograd của Nga, chỉ vài giờ sau vụ đánh bom ở nhà ga. Ngày 30/12, một vụ đánh bom kinh hoàng nữa lại xảy ra tại thành phố Volgograd miền nam nước Nga, chỉ vài giờ sau khi vụ nổ thứ nhất xảy ra tại nhà ga...