Nga không bỏ Đông Nam Á vì Trung Quốc
Trong cuộc tập trận chung, Nga chỉ đưa một đôi tàu hộ vệ chống tàu ngầm già cỗi, một tàu đổ bộ và một tàu bảo trì.
Ngày 12-9, Nga và Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung mang tên “Phối hợp hàng hải 2016″. Dự kiến tập trận kéo dài đến ngày 19-9, trong đó bao gồm thời gian tàu hải quân Nga thăm hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông).
Trong sáu năm qua, hai nước đã tổ chức sáu lần tập trận hải quân chung. Đây là lần đầu tiên hai nước tập trận ở biển Đông. Điều này cho thấy trục chiến lược Bắc Kinh-Moscow đã được mở rộng.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Interpreter ngày 12-9, TS Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy về nghiên cứu chính sách quốc tế (Úc), đánh giá cuộc tập trận chung Nga-Trung lần này sẽ mang lại lợi ích quân sự cho hai bên.
Tổng thống Nga Putin đã chứng tỏ dấu hiệu cho thấy muốn mở rộng địa bàn hoạt động của Nga sang khu vực Đông Á.
Theo TS Euan Graham, Nga muốn vươn xa hơn đến Nhật và Hàn Quốc. Nguyên nhân do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và tình trạng kém phát triển của vùng Viễn Đông Nga, Nga cần phát triển sang Đông Á vì nhu cầu kinh tế.
Tàu hải quân Nga ghé Trạm Giang ngày 12-9. Ảnh: THX
Video đang HOT
Nhu cầu chiến lược của Nga còn bị ảnh hưởng từ tình trạng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc), Tổng thống Putin đã từng phát biểu ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp ở biển Đông và phản đối bên thứ ba can thiệp.
Động thái thiên về Trung Quốc của Nga hoàn toàn trái ngược với thái độ dè dặt của Nga trước đây về vấn đề biển Đông và nguy cơ có thể làm đảo lộn các quan hệ với các đối tác của Nga ở Đông Nam Á.
Song theo TS Euan Graham, dù Bắc Kinh đã lôi kéo Nga trong chiến dịch ngoại giao nhằm phản bác phán quyết của Tòa Trọng tài, Nga cũng chỉ tuyên bố trung lập về vấn đề này.
Ngoài ra, Nga đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á. Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN hồi tháng 5 đã cho thấy quan điểm của Nga. Đó là tìm kiếm mở rộng cơ hội thương mại nhưng vẫn giữ vị thế độc lập về địa-chính trị.
Theo TS Euan Graham, một trong những lý do Nga tiến xa vào khu vực biển Đông là nhằm bảo vệ quan hệ lâu đời giữa Nga và Việt Nam.
Ngoài ra, Nga còn giữ nhiều lợi ích thương mại với Việt Nam. Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga cũng có lợi ích về năng lượng với Việt Nam.
Vì lẽ đó, nhiều người ở Nga sẽ không sung sướng gì khi nhìn thấy vốn đầu tư của họ gặp nguy hiểm do thái độ của ông Putin có vẻ như ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về biển Đông.
TS Euan Graham nhận định vì lẽ đó, trong cuộc tập trận chung lần này, Nga đã đưa số lượng tàu tương đối ít gồm một đôi tàu hộ vệ chống tàu ngầm già cỗi, một tàu thủy-bộ và một tàu bảo trì.
Tân Hoa xã ngày 12-9 đưa tin hải quân Nga đưa ba tàu nổi, hai tàu tiếp tế, hai máy bay trực thăng, 96 binh sĩ và các thiết bị đổ bộ tham gia tập trận với Trung Quốc. Về phía hải quân Trung Quốc có 10 tàu tham gia tập trận, trong đó có tàu chống ngư lôi, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu tiếp tế, tàu ngầm cùng 11 máy bay, tám máy bay trực thăng, 160 binh sĩ và các thiết bị đổ bộ. ____________________________________ Cuộc tập trận chung “Phối hợp hàng hải 2016″ lần này là dịp để Trung Quốc chứng tỏ khả năng quân sự ở biển Đông sau khi có phán quyết trọng tài cho dù vị trí tập trận ở vùng biển tỉnh Quảng Đông, cách xa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. TS EUAN GRAHAM
PH.QUỲNH
Theo PLO
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria chính thức có hiệu lực
Đúng 0g ngày 12-9 giờ địa phương (rạng sáng giờ VN), lệnh ngừng bắn 7 ngày ở Syria đã chính thức có hiệu lực.
Một tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria quan sát khu vực xung quanh từ vị trí canh gác - Ảnh: Reuters
Lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực trên toàn Syria với hi vọng có thể chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài dai dẳng ở quốc gia này trong gần 5 năm qua.
Theo Reuters, chính phủ Syria trong ngày 11-9 đã ra tuyên bố chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga bảo trợ.
Cùng ngày, từ phía đối lập, các nhóm thuộc Quân đội Syria Tự do trong một bức thư gửi đến Mỹ cũng tuyên bố đồng ý với Nga và cho biết sẽ "hợp tác tích cực" song cũng bày tỏ lo ngại chính phủ Syria có thể hưởng lợi từ lệnh ngừng bắn.
Mặc dù lá thư không nói rõ các nhóm này sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn song hai quan chức thuộc các lực lượng này khẳng định họ sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn ngay sau khi nó có hiệu lực.
Trong khi đó, nhóm nổi dậy Hồi giáo cứng rắn ở Syria, Ahrar al-Sham trong một video được công bố vào cuối ngày 11-9 đã công kích các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn mới. Tuy nhiên, so với các lần trước, lực lượng này đã dừng các tuyên bố không tuân thủ.
Những chỉ trích của nhóm này đến từ việc lực lượng Jabhat Fateh al-Sham hay còn gọi là Mặt trận Nusra không được tính đến trong thỏa thuận ngừng bắn lần này. Ahrar al-Sham là một trong những nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất ở Syria và là đồng minh của Mặt trận Nusra, vốn đã tuyên thệ trung thành với al Qaeda.
Không được tính đến trong thỏa thuận ngừng bắn đồng nghĩa với việc Jabhat Fateh al-Sham có thể sẽ phải đối mặt với các vụ tấn công trong thời gian tới, trừ khi Jabhat Fateh al-Sham chịu từ bỏ sự trung thành với al Qaeda và đổi tên phong trào.
Vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, một vài vụ đụng độ giữa các lực lượng chính phủ và nhóm nổi dậy đã xảy ra xung quanh thủ đô Damascus và thành phố Aleppo. Reuters nhận định, các vụ đụng độ được xem là nỗ lực cuối cùng của các bên nhằm củng cố vị trí trước khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Pháp cảnh báo các vụ tấn công khủng bố mới Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 11-9 cảnh báo nước Pháp sẽ còn phải đối mặt với nhiều vụ tấn công khủng bố trong thời gian tới và tiết lộ khoảng 15.000 người đã nằm trong danh sách giám sát của cảnh sát. Binh sĩ Pháp tuần tra trên bãi biển tại thành phố Marseille ngày 7-8 - Ảnh: Reuters Ít nhất hai...