Nga khẳng định tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc
Nga sẵn sàng quay trở lại thực thi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với điều kiện các điều khoản cuối cùng phải được đáp ứng.
Đồng thời, Moskva tiếp tục xuất khẩu lương thực, có tính đến các mối quan tâm của các quốc gia có nhu cầu. Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Vershinin trong một cuộc họp ngắn ngày 21/7 tại Moskva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin sau khi dự cuộc đàm phán về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS, Thứ trưởng Vershinin đã nêu ra một số các điều kiện của Nga, đó là đảm bảo việc di chuyển an toàn và có thể kiểm chứng của các con tàu đến các cảng trên Biển Đen, hoạt động bình thường của đường ống khí amoniac Togliatti – Odessa, kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga – Rosselkhozbank – với hệ thống SWIFT. Ông khẳng định “sau khi các điều kiện mà Tổng thống (Vladimir Putin) nêu ra được đáp ứng, chúng tôi sẵn sàng xem xét các lựa chọn khác nhau để tiếp tục cung cấp ngũ cốc cho thị trường thế giới”. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh “hiện tại không có liên hệ nào về giải pháp thay thế cho thỏa thuận ngũ cốc.”
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Vershinin, Nga đã vạch ra đã các tuyến đường mới để xuất khẩu ngũ cốc sau khi chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và Ukraine đe dọa đánh chìm tàu đến Nga. Ông nhấn mạnh bằng cách này hay cách khác, hoạt động xuất khẩu nông sản của Nga sẽ tiếp tục.
Quan chức Nga bày tỏ Moskva chia sẻ những lo ngại có thể có của các nước châu Phi sau khi chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ông khẳng định phía Nga không chỉ hiểu những lo ngại này mà còn sẽ cố gắng giải quyết vấn đề. Lãnh đạo các quốc gia châu Phi sẽ nhận được những đảm bảo cần thiết tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi vào tuần tới. Ông cho biết Nga đã chuyển hơn 900.000 tấn ngũ cốc tới các nước châu Phi đang cần nhất. Hiện các cuộc tiếp xúc và các nỗ lực đang được tiến hành, bao gồm cả việc giao hàng miễn phí cho các nước ở “Lục địa Đen”.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua mà các bên tham gia không thể đạt thỏa thuận gia hạn. Thỏa thuận nhằm duy trì hoạt động xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng ở Biển Đen trong thời điểm xung đột, được Nga và Ukraine ký kết với sự trung gian của Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 và đã được gia hạn nhiều lần.
Ngày 17/7, Nga đã không nhất trí gia hạn thỏa thuận với lý do các yêu cầu của Moskva liên quan hoạt động xuất khẩu phân bón và thực phẩm của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận không được tuân thủ. Nga khẳng định chỉ quay lại tham gia thỏa thuận khi các yêu cầu về việc tạo điều kiện cho các loại thực phẩm và phân bón của nước này tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn được đáp ứng.
Tổng thống Ukraine: Không có Nga, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vẫn có thể hoạt động
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen phải được duy trì và có thể vận hành mà không có sự tham gia của Nga, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 17/7.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Nga đã quyết định dừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, làm dấy lên lo ngại ở những nước nghèo rằng diễn biến này sẽ đẩy giá lương thực tăng cao vượt khả năng chi trả của người dân. Thỏa thuận kéo dài một năm qua này cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc thông qua một hành lang vận chuyển an toàn ở Biển Đen.
Nga cho biết nếu yêu cầu cải thiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này được đáp ứng, Nga có thể cân nhắc tái tham gia thỏa thuận trên.
Theo ông Zelenskiy, Ukraine là nguồn cung cấp lương thực cho 400 triệu người. Ông khẳng định: "Ukraine, Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỹ có thể đảm bảo việc vận hành một hành lang lương thực và kiểm tra các tàu vận chuyển. Điều này rất cần thiết với toàn thế giới".
Trong một thông điệp khác được đăng trên ứng dụng Telegram, ông Zelenskiy cho biết trong một cuộc điện đàm với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, hai nhà lãnh đạo này đã nhất trí hợp tác với nhau, và với các nước liên quan, để tái lập an ninh lương thực và nối lại hoạt động vận chuyển lương thực qua Biển Đen.
Cùng ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) kêu gọi các bên liên quan quay lại đối thoại để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Chủ tịch ĐHĐ LHQ Csaba Kőrsi cho rằng dù các thách thức rất phức tạp song không phải không thể tháo gỡ. Ông cũng hối thúc các bên chấm dứt cuộc xung đột hiện nay phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen không được gia hạn, có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng triệu người và giá lương thực trên thế giới.
Người đứng đầu LHQ nêu rõ trong bối cảnh sản xuất lương thực trên thế giới bị gián đoạn bởi xung đột, biến đổi khí hậu, giá năng lượng và các yếu tố khác, các thỏa thuận như Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã góp phần hạ giá lương thực hơn 23% kể từ tháng 3/2022. Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết thêm LHQ sẽ tiếp tục các nỗ lực để thỏa thuận này được nối lại càng sớm càng tốt.
Nga chưa đưa ra quyết định cuối về thỏa thuận ngũ cốc Ngày 5/7, chính phủ Nga cho biết nước này vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chuẩn bị hết hạn ngày 17/7 tới nhưng triển vọng được đánh giá là không tích cực. Nga từng nhiều lần tuyên bố không tìm thấy bất kỳ cơ sở nào trong việc gia...