Nga khẳng định lại lập trường về đàm phán giải quyết xung đột với Ukraine
Nga sẵn sàng đàm phán về Ukraine tuy nhiên cần phải tính đến tình hiện thực tế và phải đạt được những thỏa thuận không thể bị vi phạm.
Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS của Nga ngày 29/12.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh tư liệu: IRNA/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Lavrov lưu ý rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo lớn ngày 19/12 đã nêu rõ lập trường nguyên tắc của Moskva về giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine, theo đó Nga đã và sẽ luôn sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên cần phải đạt được những thỏa thuận chắc chắn, ràng buộc về pháp lý loại bỏ những nguyên nhân ban đầu của cuộc xung đột và phải có cơ chế không cho phép vi phạm thỏa thuận.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Lavrov nhấn mạnh cần phải biết rõ đàm phán với ai và về vấn đề gì.
Ông Lavrov cũng cho biết Moskva hiện chưa nhận được bất cứ tín hiệu chính thức nào của Mỹ về giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, ông nêu rõ Nga sẽ không đồng ý với ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu (EU) và Anh vào Ukraine đổi lấy việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoãn kết nạp Ukraine trong 20 năm. Đây là các nội dung mà truyền thông phương Tây cho biết do nhóm công tác của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất.
Trước đó trong cuộc trả lời phỏng vấn ông với tờ Times ngày 12/12, ông Trump cũng đề cập đến việc “đóng băng” xung đột dọc giới tuyến và chuyển trách nhiệm hỗ trợ Ukraine cho châu Âu.
Ukraine nêu lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga
Ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu hai lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga, đó là nước này sẽ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc nếu không sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân, trong đó Ukraine đang thiên về giải pháp thứ nhất.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trước Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Zelensky đã trình bày kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine - Nga, vối điểm cốt lõi là Ukraine muốn được mời gia nhập NATO vô điều kiện và ngay lập tức, và đây sẽ là tiề.n đề cho tư cách thành viên đầy đủ của NATO. Tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine là điểm chính thứ hai mà ông Zelensky đề xuất. Theo ông Zelensky, khả năng tự vệ của Ukraine phải được "tăng cường theo cách không thể đảo ngược". Ông gợi ý một số cách để thực hiện mục tiêu này, bao gồm việc tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa... Ông Zelensky cho rằng Ukraine sẽ cần vũ khí hạt nhân nếu không được NATO chấp thuận kết nạp.
Ngoài ra, kế hoạch này còn đề nghị phương Tây đóng vai trò trong việc phát triển tài nguyên khoáng sản tự nhiên của Ukraine và đề xuất quân đội Ukraine có thể thay thế một số lực lượng của Mỹ ở châu Âu. Ông Zelensky cho biết Ukraine đã chia sẻ "mọi thông tin chi tiết" với các đối tác. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine đã có cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại trụ sở của khối này ở Brussels, Bỉ. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, ông Zelensky đã kêu gọi NATO tiếp tục ủng hộ đơn xin gia nhập khối này của Ukraine và tăng cường hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Đáp lại, Tổng thư ký NATO đã trấn an ông Zelensky rằng Ukraine "sẽ gia nhập" liên minh quân sự này "như đã được cam kết lâu nay", song không ủng hộ việc kết nạp Ukriane ngay lập tức.
Các động thái trên diễn ra một ngày sau khi ông Zelensky trình bày chi tiết Kế hoạch chấm dứt xung đột trước Quốc hội Ukraine. Bản kế hoạch bao gồm 5 điểm chính thức và 3 điểm "bí mật" chỉ được chia sẻ với một số đối tác nhất định. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh đây sẽ là cầu nối hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga, khi ông đặt mục tiêu củng cố vị thế của Ukraine đủ để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, nhiều nước trong ngày 17/10 tiếp tục công bố các gói viện trợ cho Ukraine. Chính phủ Đức đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, gồm tên lửa dẫn đường AIM-9L, 4.000 thiết bị bay không người lái (UAV) tấ.n côn.g và hơn 300 UAV trinh sát nhằm hỗ trợ "tăng cường khả năng phòng thủ" của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Hà Lan cũng thông báo chính thức cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do nước này cung cấp để tấ.n côn.g "các mục tiêu quân sự" bên trong lãnh thổ Nga.
Bộ Ngoại giao Na Uy công bố khoản tài chính trị giá 3 tỉ NOK (274,2 triệu USD) trong mùa Đông năm nay như một phần trong nỗ lực hỗ trợ dài hạn cho Kiev. Một nửa số tiề.n trên, 1,5 tỉ NOK (khoảng 117 triệu USD) sẽ được chi cho cơ sở hạ tầng năng lượng và công tác chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới của UKraine. Khoản giải ngân này là một phần trong gói viện trợ được 8 quốc gia Bắc Âu và Baltic cam kết để hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine vượt qua mùa Đông sắp tới.
Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng đang có kế hoạch phân bổ 5 tỷ franc (5,7 tỷ USD) trước năm 2036 để hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.
Hội nghị Thượng đỉnh về hòa bình có thể phản tác dụng với Ukraine Hội nghị Thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine đã khai mạc ngày 15/6 (giờ địa phương) tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock của Thụy Sĩ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, sự kiện này sẽ đặt nền móng cho hòa bình của nước ông. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận rằng, hòa bình thực sự ở Ukraine không thể...