Nga kêu gọi khôi phục phòng thủ dân sự kiểu Chiến tranh lạnh
Nhà chức trách Nga nên khôi phục thông lệ đào tạo công dân trong cách ứng phó với trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn, một quan chức chính phủ phát biểu vào hôm 30-10.
Phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga được chủ trì bởi tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Rogozin – Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng, cho biết Mỹ đã làm xáo trộn sự cân bằng hạt nhân bằng cách phát triển nhiều hệ thống vũ khí mới. Nga không có cách nào khác ngoài phản ứng lại trước các hành động hiếu chiến của Mỹ.
Rogozin phát biểu thêm “Các biện pháp chống lại kẻ thù xâm lược có thể bao gồm khả năng hạt nhân chiến lược của Nga. Đó mới chỉ là các biện pháp đối ứng, không ai có thể biết được ý tưởng điên rồ nào nảy ra trong đầu họ (Mỹ – PV). Phòng thủ dân sự cần được phục hồi”.
Một học sinh đeo mặt nạ khí và đồ bảo vệ tham gia cuộc thi về phòng thủ dân sự giữa các trường học địa phương tại thành phố Stravropol, miền nam nước Nga vào 2-2-2011.
Trong suốt thời Chiến tranh lạnh, chính quyền Soviet đã xây dựng hệ thống hầm trú bom đề phòng tấn công hạt nhân. Tại trường học, trẻ em được huấn luyện cách mang các mặt nạ bảo vệ. Các áp phích hướng dẫn được treo dày đặc tại các trường học và nơi làm việc. Dưới thời Putin, mối quan hệ giữa Washington và Moscow xấu đi, với những bất đồng trong cuộc xung đột Ukraine, khủng hoảng Syria và nhiều vấn đề khác. Nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần lên tiếng về việc Mỹ và các đồng minh “lấn sân” sang đông Âu, đe dọa an ninh quốc gia của Nga. Tại một diễn đàn ở Sochi đầu tháng này, Rogozin cho biết kế hoạch lá chắn tên lửa của quân đội Mỹ là một mối đe dọa trực tiếp đến khả năng hạt nhân của Nga.
Minh Thư (Theo CNA)
Video đang HOT
Theo_PLO
"CNRP dùng bản đồ của tỉnh Lâm Đồng, có thể tranh chấp dẫn đến chiến tranh"
Nếu các vị sử dụng mảnh bản đồ đó, chúng ta sẽ có tranh chấp có thể gây ra chiến tranh với Việt Nam.
Tiến sĩ Sok Touch trong buổi họp báo công bố kết quả đối chiếu bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia hôm qua. Ảnh: The Cambodia Daily.
Kiến nghị sửa Điều 2 Hiến pháp về bản đồ biên giới
The Phnom Penh Post ngày 14/8 đưa tin, Sok Touch, người đứng đầu nhóm nghiên cứu bản đồ phân giới cắm mốc đường biên giới Campuchia - Việt Nam từ Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia hôm qua kêu gọi sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia quy định về bản đồ biên giới để "tránh bị mất đất cho Việt Nam"?!
Chính phủ Campuchia đã giao cho nhóm học giả do Sok Touch dẫn đầu nghiên cứu, đối chiếu các mảnh bản đồ boone do chính phủ dùng đàm phán, phân giới với Việt Nam và bản đồ của phe đối lập CNRP, bản đồ từ Thư viện Quốc hội Mỹ, Pháp để bác bỏ những vu cáo của CNRP rằng chính phủ "nhượng đất cho Việt Nam".
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Sok Touch nói rằng 26 mảnh bản đồ bonne của chính phủ và 24 trong số 26 mảnh bản đồ của CNRP cung cấp "cơ bản giống nhau". Ông này cũng xác nhận, 26 mảnh bản đồ của chính phủ và 24 mảnh bản đồ của CNRP là do Sở Địa dư Đông dương Pháp xuất bản giai đoạn 1951 - 1954. Hai mảnh bản đồ còn lại của CNRP là "không liên quan".
"Bây giờ chúng ta đã thấy rằng tất cả các bản đồ mà chúng tôi nhận được từ Chính phủ, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ, Pháp là như nhau. Tuy nhiên để ngăn chặn việc mất đất của Campuchia cho các nước láng giềng, tôi xin đề nghị các nhà lãnh đạo Chính phủ Hoàng gia Campuchia xem xét sửa đổi Điều 2 của Hiến pháp Campuchia" (?!), ông Sok Touch nói.
Theo học giả này, nếu sử dụng bản đồ bonne do Sở Địa dư Đông dương phát hành để phân giới cắm mốc theo quy định của Điều 2 Hiến pháp thì Campuchia sẽ mất khoảng 50 km vuông đất ở tỉnh Mondulkiri (giáp biên với tỉnh Đắc Lắc, Việt Nam)". Người phát ngôn phe đối lập Ou Chanrith từ chối bình luận về đề xuất này.
CNRP sử dụng một mảnh bản đồ của tỉnh Lâm Đồng
Còn theo tường thuật của The Cambodia Daily ngày 15/8 thì 24 mảnh bản đồ của CNRP và 26 mảnh bản đồ của chính phủ Campuhia là "giống hệt nhau" chứ không phải "cơ bản giống nhau". Phát biểu trước khoảng 100 khách mời tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, ông Sok Touch nói: "Chúng tôi sẽ dành thêm thời gian cho CNRP tìm tiếp 2 mảnh còn thiếu. Nếu họ không thể tìm thấy, chúng tôi sẽ từ chối bản đồ của CNRP."
Sok Touch được The Cambodia Daily dẫn lời nói rằng: "Một mảnh bản đồ mà CNRP đưa ra là một bản đồ không chính thức của tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Nếu các vị sử dụng mảnh bản đồ đó, chúng ta sẽ có tranh chấp có thể gây ra chiến tranh với Việt Nam".
Ông Touch cũng nêu ra kế hoạch 3 bước đánh giá công việc phân định biên giới với Việt Nam, bắt đầu từ việc xem xét các bản đồ được sử dụng bởi các bên khác nhau, tiếp theo là phân tích các điều ước đã ký giữa 2 nước và cuối cùng là ra thực địa xem xét các cột mốc biên giới xem chúng có được đặt đúng vị trí hay không.
Đáp lại những chỉ trích về tính độc lập của nhóm nghiên cứu do chính phủ Campuchia chỉ định, ông Sok Touch nói rằng nhóm này sẽ sử dụng bằng chứng để chứng minh phát hiện của mình. "Chúng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì nếu không có tài liệu để tham khảo. Chúng tôi nói trên những tài liệu rõ ràng, bởi vì chúng tôi có thể bị gọi là thày bói nếu nói mà không có bằng chứng".
Trong 3 tháng qua CNRP đã kích động một chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ làm mất uy tín của chính phủ đảng cầm quyền CPP trong việc đàm phán, phân định biên giới với Việt Nam. Đảng này tuyên truyền xuyên tạc rằng Việt Nam "lấn đất" Campuchia. Ou Chanrith, người phát ngôn CNRP đã không lập tức có phản ứng nào về phát ngôn của ông Sok Touch mà phải chờ họp lại với các nhà lãnh đạo của mình.
Xung quanh phát ngôn của Tiến sĩ Sok Touch về việc kiến nghị sửa Điều 2 Hiến pháp Campuchia về bản đồ biên giới, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích, Hiến pháp Campuchia chỉ có giá trị đối với công dân Campuchia, còn các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới Việt Nam - Campuchia là những Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý và được quốc tế thừa nhận.
Việc sửa Hiến pháp hay không là việc nội bộ của Campuchia, nhưng chắc chắn rằng các hiệp ước, hiệp định biên giới giữa 2 nước không thể bị bất kỳ thế lực nào đơn phương đòi xóa bỏ. Quý vị độc giả quan tâm có thể đọc lại phần phân tích, bình luận của Tiến sĩ Trần Công Trục về quan hệ giữa Hiến pháp một nước với Điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết, phê chuẩn TẠI ĐÂY.
Hồng Thủy
Theo Dantri
Campuchia tham vọng điều gì ở Biển Đông? Những điều này càng gợi thêm nghi ngờ về sự thông đồng giữa Campuchia và Trung Quốc bất kể mức độ điều này đúng đến đâu, The Diplomat lưu ý Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong. The Diplomat ngày 28/7 bình luận, tuần trước Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong tuyên bố rằng, nước này sẽ nỗ lực trở thành một trung gian hòa giải...