Nga, Iran phản đối cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho đây là hành động đổ thêm dầu vào lửa và tạo cơ hội cho các phần tử khủng bố hoạt động.
Ngày 7/6, tại phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja’afari đã lên tiếng phản đối thông tin cho rằng Chính phủ Syria vừa gây ra một vụ thảm sát đẫm máu tại một làng thuộc tỉnh Hama, miền Trung nước Syria.
Chính quyền Syria cáo buộc các nhóm vũ trang thuộc phe đối lập và các phần tử Hồi giáo cực đoan là thủ phạm của các vụ bạo lực này.
Người dân Syria vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ thảm sát ở Houla (Ảnh: AFP)
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cảnh báo, việc một số nước cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria có thể khiến vũ khí rơi vào tay các phần tử khủng bố, đồng thời Liên Hợp Quốc cần mở cuộc điều tra về vụ thảm sát mới đây.
Phát biểu tại phiên họp, đại sứ Nga Churkin nhấn mạnh: “Trước hết chúng ta cần nhận thấy rằng, đến nay vẫn chưa có giải pháp nào giúp chấm dứt khủng hoảng Syria. Các biện pháp cấm vận kinh tế chỉ gây ra các thảm họa nhân đạo và sự thù địch giữa các nhóm dân chúng ở Syria. Thật là sai lầm nếu chỉ dựa vào việc cung cấp vũ khí cho các nhóm đối lập, những nhóm người đang kêu gọi sự can thiệp quân sự của bên ngoài vào chính đất nước họ. Đó là hành động đổ thêm dầu vào lửa và tạo cơ hội cho các phần tử khủng bố hoạt động”.
Cùng chung quan điểm với Nga, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Mohammad Khazaee kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho phe đối lập, đồng thời cảnh báo “ngọn lửa chiến tranh” ở Syria bằng cách này hay cách khác sẽ lan ra cả khu vực.
Cho đến nay, Nga và phương Tây vẫn bất đồng về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Mới đây nhất, phương Tây đã bác bỏ đề xuất của Nga về việc tổ chức một hội nghị quốc tế về Syria, trong đó có Iran và nhiều nước khác tham gia./.
Theo VOV
Mỹ cảnh báo hết kiên nhẫn với Pakistan
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Washington đang mất kiên nhẫn khi không thể tiêu diệt những khu vực ẩn náu của các phần tử khủng bố tại Pakistan.
Theo ông Panetta, nhóm Haqqani, có mối quan hệ mật thiết với Taliban và al-Qaeda, hiện đang ẩn náy tại một khu vực bộ lạc ngoài vòng luật pháp của Pakistan, chính là thủ phạm của một số vụ tấn công đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 10 năm tại Afghanistan.
"Nước Mỹ đang tiến gần đến giới hạn của sự kiên nhẫn. Do đó, Pakistan nên có hành động ngăn chặn hoạt động của các phần tử khủng bố tại khu vực này," ông Panetta nói.
Cả Mỹ và Afghanistan đều nhận định rằng cuộc chiến tại Afghanistan sẽ không thể khép lại chừng nào nơi ẩn náu an toàn của al-Qaeda và Haqqani ở Pakistan chưa bị phá hủy.
Chỉ huy quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey cũng đồng quan điểm với Bộ trưởng Quốc phòng và cho biết lực lượng Haqqani đang tăng cường hoạt động tại phía Đông Afghanistan trong thời gian gần đây, và quân đội Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khu vực này.
Theo các chuyên gia quân sự, sở dĩ Pakistan cho phép nhóm Haqqani trú ẩn là do Islamabad muốn tạo bức tường phòng vệ trước ảnh hưởng ngày càng tăng của người hàng xóm Ấn Độ.
Trước đó, hôm 6/6, các quan chức Afghanistan cho biết 18 dân thường thuộc khu vực phía Đông Nam nước này, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng sau cuộc không kích của NATO.
Cùng ngày, hai vụ đánh bom tự sát bên ngoài trụ sở NATO ở phía Nam Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của 20 dân thường . Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất trong vài tuần qua kể từ khi Taliban phát động cuộc tấn công mùa xuân, Chính phủ Afghanistan cho biết.
Theo ICTnew
Đề nghị án chung thân cho "kẻ hủy diệt" Umar Patek Trong phiên xét xử phần tử khủng bố Umar Patek do liên quan đến vụ đánh bom khủng bố ở Bali năm 2002 tại tòa án quận West Jakarta ngày 21/5, Công tố viên Bambang Suharijadi đã đề nghị mức án chung thân cho bị cáo được mệnh danh là "kẻ hủy diệt" này. Umar Patek ngỏ lời xin lỗi và cầu xin...