Nga: Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Kazan
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) năm 2024 tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc LB Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Sắc lệnh nêu rõ với tư cách là nước giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2024, Tổng thống Putin quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 tại thành phố Kazan. Theo sắc lệnh, ông Putin cũng chỉ thị thành lập ủy ban tổ chức để chuẩn bị và bảo đảm vai trò Chủ tịch BRICS của Nga vào năm sau. Trợ lý của Tổng thống Nga Yury Ushakov được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban và có nhiệm vụ phê chuẩn thành phần ủy ban cũng như kế hoạch tổ chức các sự kiện chính sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng. Chính phủ Nga sẽ cung cấp kinh phí cho các biện pháp liên quan.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 sẽ diễn ra vào tháng 8 tới tại tỉnh Gauteng của Nam Phi, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS năm nay.
Video đang HOT
BRICS được thành lập năm 2006, là tên viết tắt tiếng Anh của tên các quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Khối này được coi là có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. BRICS đóng góp khoảng 25% tổng GDP của thế giới, chiếm khoảng 26% diện tích đất và 42% dân số trên thế giới.
Dự báo đến năm 2050, nền kinh tế của các nước BRICS dự kiến sẽ cạnh tranh với nền kinh tế của các nước giàu nhất thế giới. Nhóm này cũng được hiểu là một “cực” thương mại, kinh tế và chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh địa chính trị sâu sắc.
BRICS cân nhắc hệ thống thanh toán mới để loại bỏ sự thống trị của đồng USD
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn tạo ra một hệ thống thanh toán công bằng không có đồng USD, nhằm không bị phụ thuộc vào các nước giàu có hơn.
"Chúng tôi luôn lo ngại về thực tế với sự thống trị của đồng USD nên chúng tôi cần phải xem xét giải pháp thay thế. Các hệ thống hiện tại có xu hướng ưu tiên cho các quốc gia rất giàu có và điều này thực sự là một thách thức đối với các quốc gia như chính chúng ta, những bên phải thanh toán bằng đồng USD, vốn đắt hơn nhiều so với các loại tiền tệ khác trong nhóm BRICS. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phát triển một hệ thống công bằng hơn và đó là điều chúng tôi đang thảo luận với các bộ trưởng BRICS trong các cuộc thảo luận về lĩnh vực kinh tế", Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor trả lời phỏng vấn đài Sputnik.
Ngoại trưởng Pandor nói rằng một trong những lý do khiến BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vào năm 2014 là để tìm giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán dựa trên đồng USD.
"BRICS có một số ủy ban xem xét các vấn đề chính trị và an ninh, kinh tế và giao lưu giữa các bên. Chúng tôi đang xem xét cách thức NDB và các tổ chức thể chế khác có thể hỗ trợ chúng tôi phát triển một nền kinh tế với hệ thống thanh toán công bằng hơn", bà giải thích.
Ngoại trưởng Naledi Pandor cho biết Nam Phi đã cảnh báo Mỹ rằng dự luật tìm cách chống lại các hoạt động của Nga ở Châu Phi cần phải được loại bỏ vì chúng vi phạm luật pháp quốc tế.
"Tôi tin rằng dự luật thực sự nên bị hủy bỏ vì nó hoàn toàn không có cơ sở. Tôi nghĩ điều đó đi ngược lại luật pháp quốc tế và chúng tôi phải nói rõ điều này với những người đồng cấp ở Mỹ", nữ Ngoại trưởng nhấn mạnh.
Dự luật mà Ngoại trưởng Nam Phi đề cập đã được Hạ nghị sĩ Gregory Meeks trình bày tại Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2022. Sau đó 1 tháng, dự luật được Hạ viện thông qua và đang chờ Thượng viện bỏ phiếu. Nếu được ban hành, dự luật sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa ra chiến lược hạn chế ảnh hưởng của Nga ở châu Phi và buộc các chính phủ châu Phi phải chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ "những người ủy nhiệm" của Nga thông qua các biện pháp trừng phạt và các hạn chế khác.
Về các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ, Ngoại trưởng Pandor lưu ý Mỹ cần xem xét các biện pháp trừng phạt đơn phương do tác động của chúng đối với các quốc gia không liên quan.
"Chúng tôi luôn gặp vấn đề với các biện pháp trừng phạt đơn phương và tác động của chúng đối với nhiều quốc gia nằm ngoài một xung đột cụ thể. Vì vậy chúng tôi đã chỉ ra chúng tôi thực sự muốn họ xem xét lại việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, vốn thường là không phải là một chiến lược hữu ích trong việc giải quyết vấn đề", Ngoại trưởng Pandor chỉ ra phương thức tiếp cận này không hiệu quả đối với Zimbabwe, Venezuela hay Cuba.
Nữ Ngoại trưởng cho biết Nam Phi có thể tuân thủ các biện pháp trừng phạt nếu cảm thấy luật pháp quốc tế hoặc luật nhân đạo bị vi phạm nhưng khi đó chỉ là những biện pháp áp đặt đơn phương và không có thẩm quyền của Liên hợp quốc, Nam Phi không cần phải nghe theo.
Các nước BRICS kêu gọi đồng thuận toàn cầu về chính sách kinh tế Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày 23/6 đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh, kêu gọi các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức quốc tế đóng...