Nga hỗ trợ ngành hàng không đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép đăng ký máy bay nước ngoài ở Nga và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cho phép máy bay được bảo dưỡng bằng phụ tùng thay thế không chính hãng.
Các nước phương Tây cấm cung cấp máy bay và linh kiện cho Moskva, đồng thời đóng cửa thị trường châu Âu đối với các hãng hàng không của Nga. (Nguồn: Airport-technology)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ ngành hàng không trong nỗ lực đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 31/1, Cục trưởng Cục Hàng không Liên bang Nga (Rosaviasia) Alexander Neradko đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây, bao gồm lệnh cấm cung cấp máy bay và linh kiện cho Moskva, đồng thời đóng cửa thị trường châu Âu đối với các hãng hàng không của Nga.
Theo ông Neradko, để giảm thiểu hậu quả từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép đăng ký máy bay nước ngoài ở Nga và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cho phép máy bay được bảo dưỡng bằng phụ tùng thay thế không chính hãng.
Ngoài ra, trong năm 2022, Chính phủ Nga đã phân bổ hơn 172 tỷ ruble (hơn 2,45 tỷ USD) để hỗ trợ ngành hàng không dân dụng, tạo điều kiện vận chuyển gần 100 triệu lượt hành khách.
Theo Cục trưởng Neradko, Nga sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan hàng không của các quốc gia thân thiện và những tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Video đang HOT
Song song với đó, Nga cũng sẽ duy trì “liên hệ không chính thức” với những đối tác từ các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt nước này.
Theo người đứng đầu Rosaviasia, các đối tác thân cận nhất của ngành hàng không Nga là những quốc gia và doanh nghiệp chưa dừng các chuyến bay, nhất là những chuyến bay thẳng đến nước này.
Ông khẳng định: “53 hãng hàng không của 26 quốc gia đã không dừng bay và số lượng các chuyến bay (tới Nga) đang tăng lên.”
Không lâu sau khi bùng phát cuộc xung đột ở Ukraine hồi tháng Hai năm ngoái, hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây đã đẩy ngành hàng không Nga vào thế cô lập.
Nhiều năm nay, ngành hàng không Nga vốn đã phụ thuộc nhiều vào phương Tây khi lượng máy bay nước ngoài, cụ thể từ các hãng Airbus và Boeing, chiếm 95%.
Khi các lệnh trừng phạt có tác dụng, bên cạnh việc cấm bay vào không phận Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây, Nga không còn có được dịch vụ bảo dưỡng máy bay định kỳ, cũng như ngưng được cung cấp các phụ tùng thay thế cho đội bay của quốc gia này.
Các quốc gia khác cũng không bán phụ tùng cho Nga bởi lo sợ các lệnh cấm vận tương tự.
Trước tình hình này, ngành hàng không Nga đã đặt mục tiêu nội địa hóa, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào phương Tây.
Đại diện Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec hồi năm ngoái cho biết Nga kỳ vọng sẽ sản xuất được 1.000 máy bay vào năm 2030, không cần phụ tùng và bảo dưỡng từ 2 hãng sản xuất lớn nhất thế giới là Airbus và Boeing.
Hàng chục máy bay của tài phiệt Nga 'ẩn náu' ở Dubai, nhưng không thể cất cánh
Hàng chục máy bay tư nhân của giới tỉ phú người Nga đang nằm chờ tại khu sân bãi trên xa mạc ở Dubai.
Nhưng lệnh cấm vận đã khiến số máy bay này không thể cất cánh.
Dubai là địa điểm yêu thích của giới tài phiệt Nga đối để cất giữ máy bay tư nhân. Ảnh: WSJ
Ngay sau khi Mỹ và châu Âu áp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và giới tinh anh Nga liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, nhiều doanh nhân tỉ phú gốc Nga vội vã tìm kiếm nơi "trú ẩn" cho số tài sản là máy bay tư nhân. Máy bay đổ dồn đến Dubai thuộc Các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE). Nhưng một khi đã đáp và lưu lại ở sân đỗ, số máy bay này lại không thể cất cánh.
Theo ảnh chụp vệ tinh của công tư chuyên nghiên cứu về dữ liệu hàng không WINGX có trụ sở ở Hamburg (Đức), hàng chục máy bay tư nhân có liên quan đến giới nhà giàu Nga hiện đang nằm trên đường băng tại một khu đỗ trên xa mạc ở Dubai. UAE, với thành phố đông dân nhất là Dubai, đã trở thành địa điểm thích hợp để cất giữ máy bay cùng nhiều tài sản có giá trị khác như du thuyền của giới nhà giàu người Nga.
Lý do là bởi UAE gần như không công khai lên tiếng chỉ trích Nga, không tuyên bố sẽ tham gia thực hiện các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva. Thay vào đó, UAE kêu gọi tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho xung đột Ukraine. "Đa phần người Nga đều đưa máy bay tới Dubai, bởi Dubai không tham gia các vòng trừng phạt", Alireza Ittihadieh, giám đốc điều hành công ty môi giới máy bay Freestream Aircraft có trụ sở tại London (Anh), nhận định.
Nhà tài phiệt nổi tiếng nhất thế giới người Nga Roman Abramovich đã đưa chiếc Boeing 787 Dreamliner trị giá 250 triệu USD tới Dubai trong ngày 4/3 và đây cũng là địa điểm hiện diện mới nhất của máy bay này theo dữ liệu của Flightradar24 - trang mạng chuyên theo dõi lộ trình các chuyến bay.
Tỉ phú người Nga Roman Abramovich sở hữu một máy bay Boeing 787 Dreamliner trị giá 250 triệu USD. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, một chiếc Gulfstream G650ER được cho là thuộc quyền sở của hữu tỉ phú thép người Nga Viktor Rashnikov, chiếc Embraer SA của tỉ phú Mikhail Gutseriev and và Bombardier Inc. BD700 Global Express của tỉ phú Arkady Rotenberg cũng có điểm đến sau cùng được xác định là Dubai. Đây đều là những nhà tài phiệt nằm trong diện trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Chi phí cho mỗi lốt đỗ tại sân bay quốc tế Al Maktoum ở Dubai rơi vào khoảng 1.000 USD/ngày.
Ngược với UAE, các nước phương Tây áp lệnh đóng băng tài sản vô thời hạn với những cá nhân người Nga nằm trong diện cấm vận mà không cần phải chứng minh chứng cứ phạm tội. Một chiếc Bombardier Global 6500 tư nhân - được chính phủ Anh xác nhận là có liên quan đến tài phiệt dầu mỏ người Nga Eugene Shvidler, dự định sẽ bay từ London tới Dubai trong ngày 8/3. Nhưng chuyến bay không thể thực hiện được và nhà chức trách Anh đã thu giữ máy bay này.
Cấm vận không chỉ nhằm vào trực diện vào giới tài phiệt Nga. Mỹ và phương Tây cũng trừng phạt cả ngành hàng không Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến các máy bay do Nga sở hữu hoặc cho thuê thông qua các nhà cung ứng, vận hành dịch vụ máy bay tư nhân. Theo giới luật sư ngành hàng không và các công ty môi giới máy bay tư nhân, lệnh cấm này vì thế đồng nghĩa với việc máy bay do công dân Nga sở hữu hạ cánh, nằm chờ ở Dubai sẽ không thể bay tới địa điểm nào khác.
Mỹ và châu Âu đã cấm các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quản lý đối tàu bay, duy tu bảo dưỡng đối với các máy bay thuộc quyền sở hữu của công dân người Nga. Đa phần những máy bay do giới nhà giàu Nga nắm giữ đều được bảo hiểm bởi các công ty ở London, được quản lý bởi các công ty châu Âu và những thực thể này sẽ phải tính toán, cân nhắc quan hệ thương mại với công dân người Nga.
"Nhiều máy bay liên quan đến các tỉ phú người Nga di chuyển tới UAE bởi số tàu bay này có thể bay trong không phận UAE. Nhưng khi đã đáp xuống UAE, máy bay sẽ bị nằm bến, bởi không thể thực hiện nghiệp vụ vụ bảo dưỡng", Steve Varsano, Giám đốc điều hành hãng Jet Business, một công ty môi giới máy bay tư nhân ở London, cho biết.
Theo dữ liệu do WINGX cung cấp, có tổng số 30 máy bay tư nhân có cứ điểm đích (homebase) thuộc Nga đỗ tại Dubai tính đến ngày 6/4, đa phần đều đã đáp xuống trên bảy ngày. WINGX xác định cứ điểm đích là nước mà máy bay bay tới nhiều nhất trong vòng một năm, thay vì xác định theo địa điểm đăng ký của tàu bay. Ngoài ra, cũng có khoảng 90 máy bay khác đăng ký giấy phép ở khắp nơi trên thế giớ đang đậu ở Dubai. Hiện không rõ có bao nhiều trong số này liên quan đến các công dân người Nga.
Ấn Độ phạt hãng hàng không Go First vì bỏ quên 55 hành khách Ngày 27/1, Tổng Cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã phạt hãng hàng không tư nhân Go First 1 triệu rupee (khoảng 12.252 USD) vì cất cánh mà bỏ quên 55 hành khách. Sự cố hy hữu trên xảy ra tại sân bay Bengaluru, ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ. Chuyến bay mang số hiệu G8-116 của hãng Go First,...