Nga hạ thủy tàu ngầm tàng hình hiện đại nhất thế giới
Tàu ngầm điện diesel thứ 6 thuộc Đề án 636.3 – Kolpino thiết kế cho Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ được hạ thủy tại St.Petersburg vào ngày 31/5 tới. Đó là thông tin vừa được một nguồn tin thuộc Hải quân Nga tiết lộ với hãng tin TASS hôm qua (5/5).
Nguồn tin cho biết: “Tàu ngầm Kolpino sẽ được hạ thủy vào ngày 31/5 tới”.
Trước đó, Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga cũng đã từng nói với TASS rằng, tàu ngầm tàng hình hiện đại nhất thế giới trên dự kiến sẽ được hạ thủy trong tháng 5 nhưng không thông báo ngày chính xác.
Tổng cộng, Hạm đội Biển Đen của Nga dự kiến sẽ tiếp nhận 6 chiếc tàu ngầm điện diesel thuộc Đề án 636.3 (lớp Varshavyanka) này.
Được biết, chiếc thứ 5 thuộc lô 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka trên – tàu Veliky Novgorod, cũng được thiết kế riêng cho Hạm đội Biển Đen đã được hạ thủy vào ngày 18/3 vừa qua.
Theo kế hoạch, cả tàu ngầm Kolpino và Veliky Novgorod sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trước cuối năm 2016.
Cho đến nay, Hải quân Nga đã triển khai 4 tàu ngầm thuộc Đề án 636.3, gồm các tàu Novorossiysk, Rostov-on-Don, Stary Oskol và Krasnodar.
Video đang HOT
Trước đó, hồi cuối năm 2015, tàu ngầm Rostov-on-don đã tiến hành phóng thành công tên lửa hành trình Kalibr từ Địa Trung Hải, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria.
Tàu ngầm thuộc lớp Varshavyanka (Đề án 636.3) là một phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Kilo và được ứng dụng công nghệ tàng hình tiên tiến, có phạm vi chiến đấu mở rộng và khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển và ngầm.
Các tàu ngầm lớp này được thiết kế chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ đối hạm và chống ngầm ở những vùng biển tương đối nông.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka được vận hành bởi 52 thủy thủ, đạt tốc độ di chuyển dưới mặt nước 20 hải lý/giờ, tầm hoạt động 400 hải lý (khi sử dụng động cơ đẩy điện) với khả năng tuần tra tới 45 ngày.
Tàu được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa mặt nước đối không. Tàu ngầm Kilo cải tiến được trang bị với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm (tàu mang 18 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn). Ngoài ra cũng có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-27 Club-S. Để tự phòng thủ, tàu được trang bị biến thể tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Strela-3M hoặc Igla-1.
Tàu ngầm này được đánh giá là “ít tiếng ồn” nhất trên thế giới và sở hữu các tính năng chiến đấu hiệu quả vượt trội so với loạt đồ án trước đây.
Theo_VnMedia
Mỹ triển khai thêm chiến đấu cơ đắt nhất thế giới
Lầu Năm Góc ký kết một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ USD để mua thêm 13 chiến đấu cơ F-35 của tập đoàn Lockheed Martin của nước này. Thông tin trên vừa được truyền thông Mỹ trích dẫn nguồn tin chính phủ đưa ra hôm nay (4/5).
Theo Defense News, hợp đồng trên sẽ bao gồm 3 chiếc F-35A cho Không lực, 6 chiếc F-35B cho Lực lượng Lính thủy đánh bộ, 4 chiếc F-35C cho Hải quân. Hợp đồng sẽ được hoàn tất vào tháng 12/2019.
Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu, có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Với những tính năng ưu việt và vượt trội của mình, F-35 trở thành thứ vũ khí được nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Chiến đấu cơ "ngốn tiền" nhất thế giới
Tuy nhiên, dự án F-35 đã gặp phải nhiều sự chỉ trích khi tiêu tốn quá nhiều tiền mà không hoàn thành được các chức năng như tuyên bố của nó theo từng phiên bản.
Dự án phát triển chiến đấu cơ F-35 là dự án vũ khí có chi phí đắt đỏ nhất thế giới, khi tổng số tiền đầu tư phát triển và mua chiến đấu cơ này chỉ có 400 tỷ USD, trong khi việc vận hành và bảo dưỡng loại chiến đấu cơ này lại có chi phí "trên trời", lên tới 1500 tỷ USD của nó mà chưa đạt được thành quả nào khả quan.
Mới đây, ngày 13/1/2016, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa thông báo dự án chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II vừa được cấp thêm 28,8 triệu USD để sửa lỗi bình nhiên liệu.
Số tiền này sẽ được Lockheed Martin dùng để thay đổi các thiết kế hệ thống liên kết của bình nhiên liệu F-35 với các phương tiện hàng không của Không quân Mỹ, Australia, Italia, Hà Lan và Na Uy.
Trước đó, ngày 21/12/2015, Lockheed Martin đã nhận thêm 1,17 tỷ USD để duy trì tiến độ sản xuất 80 chiếc F-35A.
Theo đó, Không lực Mỹ có thể sẽ cắt giảm số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 so với dự kiến bởi nếu không họ sẽ không đủ tiền để mua các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.
Theo ngân sách dự kiến cho năm 2016, Không lực Mỹ sẽ mua 44 chiến đấu cơ F-35 cho năm tài khóa này, 48 chiếc cho năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm kể từ năm 2018 đến 2020.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tên lửa phòng không S-500 Nga siêu "tàng hình" Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-500 của Nga sẽ được trang bị hệ thống giao tiếp vô tuyến hiện đại nhất khiến kẻ địch không thể nghe lén hay phá sóng. S-500 có thể theo dõi và đánh chặn 10 tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa siêu âm cùng lúc di chuyển với tốc độ 5km/giây. Các nhà sản...