Nga gọi các biện pháp trừng phạt của Mỹ là ‘gây hấn chính trị’
Nga ngày 11.3 gọi việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Thương mại Quốc gia Nga (RNCB) ở Crimea và phe ly khai ở miền đông Ukraine là hành động “ gây hấn chính trị”.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov – Ảnh: Reuters
Mỹ ngày 11.3 áp dụng biện pháp trừng phạt đối với RNCB ở Crimea, với cáo buộc Moscow can dự vào tình hình Ukraine, viện trợ phe ly khai chống lực lượng chính phủ Ukraine sau khi Crimea bỏ phiếu ly khai và sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.2014, theo Reuters.
Bộ Ngân khố Mỹ (thường được gọi là Bộ Tài chính Mỹ) còn mở rộng danh sách trừng phạt, trong đó bao gồm tám thủ lĩnh phe ly khai được cho là thân Nga ở miền đông Ukraine với cáo buộc phe ly khai vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, cùng những cá nhân và tổ chức khác.
“Thật khó hiểu được điều gì khiến Bộ Ngân khố Mỹ và các cơ quan khác đưa ra các biện pháp và mở rộng danh sách trừng phạt”, hãng tin Interfax (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết.
Ông Ryabkov chỉ trích những tố cáo của Washington cho rằng Moscow viện trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine là “tồi tàn và vô nghĩa”.
“Trong suốt thời gian qua, chúng ta chưa từng nhận được bất kỳ bằng chứng nào từ Mỹ cho thấy Nga ủng hộ phe ly khai… Đây là một vòng lẩn quẩn. Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng dẹp bỏ kiểu gây hấn chính trị này”, ông Ryabkov cho hay.
Ông Adam Szubin, một quan chức cấp cao của Bộ Ngân khố Mỹ, cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Washington là nhằm trừng phạt những cá nhân và tổ chức “xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng bao hàm việc cấm bất kỳ công ty tài chính Mỹ làm ăn với các nhân vật hoặc tổ chức trong danh sách trừng phạt, theo Reuters.
Video đang HOT
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vì sao thư từ chối đến Việt Nam của Muhammad Ali có giá... 10,6 tỉ đồng?
Ali từng bị bắt giữ, bị xét xử và nhận mức án 5 năm tù hồi năm 1967 vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ali đã kiên quyết từ chối gia nhập quân đội Mỹ và từng có những phát ngôn nổi tiếng như: "Tôi không gây hấn với người Việt Nam... Không người Việt Nam nào gọi tôi là mọi đen cả"...
Võ sĩ quyền anh huyền thoại Muhammad Ali từng bị kết án tù vì kiên quyết không tới tham chiến ở Việt Nam. Giờ đây, lá thư lý giải cho quyết định của Muhammad Ali năm xưa đã được đem bán đấu giá và đạt mức giá... 10,6 tỉ đồng.
Một bức thư đánh máy từng được thực hiện bởi võ sĩ quyền anh huyền thoại người Mỹ Muhammad Ali, trong đó, Ali đề nghị được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam hồi năm 1966 đã xuất hiện trên thị trường đấu giá Mỹ vào cuối tháng 2 vừa qua và được kỳ vọng sẽ đạt mức giá 35.000 bảng, nhưng cuối cùng, con số này đã lên tới 331.460 bảng (tương đương 10,6 tỉ đồng).
Năm 1966, Ali đang là nhà vô địch quyền anh hạng nặng nổi tiếng thế giới thì nhận được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Tuy vậy, võ sĩ 24 tuổi kiên quyết từ chối nhập ngũ lấy lý do rằng tôn giáo mà Ali tin theo (đạo Hồi) không cho phép bất cứ hành động giết chóc nào.
Lá thư được thực hiện bởi võ sĩ quyền anh huyền thoại Muhammad Ali.
Ali từng bị bắt giữ, bị xét xử và nhận mức án 5 năm tù hồi năm 1967 vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ali đã kiên quyết từ chối gia nhập quân đội Mỹ và từng có những phát ngôn nổi tiếng như: "Tôi không gây hấn với người Việt Nam... Không người Việt Nam nào gọi tôi là mọi đen cả"; hay "Tại sao tôi phải đi cả 10 ngàn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Mỹ vẫn đang bị đối xử tệ bạc và bị từ chối ngay cả những quyền con người cơ bản nhất?"...
Ali khi đó còn bị phạt 10.000 đô la, bị cấm thi đấu quyền anh trong 3 năm, bị tước bỏ những danh hiệu thi đấu thể thao vì sự chống đối này.
Trước khi bị bắt, Ali đã viết một lá thư gửi tới những sĩ quan cấp cao của quân đội Mỹ vào ngày 23/8/1966, đây được xem là một nỗ lực cuối cùng của Ali để thuyết phục những người có thẩm quyền rằng Ali không thể gia nhập quân đội Mỹ để tới tham chiến ở Việt Nam.
Ali lần đầu được gọi nhập ngũ năm 1964 khi anh 20 tuổi, nhưng vì bài kiểm tra đọc - viết đạt kết quả quá kém nên Ali bị loại vì không đủ trình độ học vấn. Nhưng ngay sau đó, lệnh gọi nhập ngũ lại được gửi tới và Ali lần này được xếp vào nhóm có thể lên đường nhập ngũ, nhưng ngay lập tức, võ sĩ quyền anh dứt khoát từ chối vì việc tham chiến chống lại tôn giáo của anh.
Trong lá thư Ali gửi tới Tướng Mỹ Lewis B. Hershey và Đại tá Everette S. Stevenson, những người đứng đầu chương trình tuyển mộ binh lính lúc bấy giờ, Ali đề nghị họ rút lại những cáo buộc chống lại anh.
Muhammad Ali trong một trận đấu quyền anh hồi năm 1966.
Ali bị phạt 10.000 đô la và 5 năm tù, đồng thời, bị tước bỏ mọi danh hiệu và bị cấm thi đấu.
Trong thư, Ali viết: "Đơn kiến nghị này là để các ngài tránh khỏi sự bất công và những kiện tụng không cần thiết tại tòa - những điều sẽ trở thành gánh nặng đối với cả hai phía".
Bên cạnh lá thư này, Ali còn gửi kèm 36 trang tài liệu làm bằng chứng cho những tuyên bố của mình. Tuy vậy, lá thư và những bằng chứng mà Ali đưa ra hầu như không được xem xét tới, kiến nghị xin được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự của Ali cũng đã bị từ chối.
Ali đã kháng cáo sau khi bản án được đưa ra, anh dành ra 3 năm rưỡi sau đó để thực hiện những cuộc nói chuyện về thái độ phản chiến của mình tại các trường đại học và các cộng đồng người Hồi giáo. Năm 1971, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ bản án được đưa ra trước đó đối với Ali.
Lá thư đánh máy dài 6 trang được coi là giấy tờ quan trọng nhất có liên quan tới Ali.
Lá thư được kỳ vọng đạt mức giá 35.000 bảng khi xuất hiện trở lại tại thị trường đấu giá Mỹ vào cuối tháng 2 vừa qua. Một nhà sưu tầm tư nhân từng mua lá thư này hồi năm 1997. Trước khi đem ra đấu giá, lá thư đã được trưng bày một thời gian ngắn ở Viện bảo tàng Muhammad Ali tại thành phố Louisville, bang Kentucky, Mỹ.
Muhammad Ali trong một buổi tập luyện hồi năm 1966.
Lá thư đưa ra những lý do giải thích tại sao Ali cần phải được miễn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam.
Lá thư có chữ ký tay của Mohammad Ali.
Sau này, vào ngày 28/6/1971, Tòa án Tối cao Mỹ đã chính thức đưa ra phán quyết cuối cùng xóa bỏ mọi cáo buộc đối với Ali trước đây, và lá thư này đã được đưa ra như một trong những bằng chứng quan trọng nhất dẫn tới quyết định của tòa.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Trung Quốc bổ sung 2 tàu công trình hỗ trợ khai thác dầu khí ở Biển Đông Tờ Quan sát Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh ngày 6/3 đã chính thức biên chế hai tàu công trình nước sâu đa năng có khả năng tác nghiệp ở độ sâu 3.000 m cho Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNOOC). Tàu "Hai Yang Shi You 286". (Ảnh: News.cn) Các tàu này được cho là sẽ tăng cường các hoạt động của...