Nga giao Su-24 cho Argentina, Anh “mất ngủ” giữ đảo?
Dù quần đảo Falklands/Malvinas đang do Anh kiểm soát tuy nhiên việc việc Argentina chuẩn bị nhận chuyển giao lô cường kích Su24 từ Nga có thể làm thay đổi nhiều thứ.
Mối thâm tình Nga – Argentina khiến Anh “mất ngủ”
Theo thông tin được tờ Daily Express ngày 28/12 cho hay, Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét các kế hoạch xây dựng phòng thủ cho quần đảo Falkland sau khi nghe tin Nga có thể cung cấp cho Không quân Argentina (FAA) 12 cường kích Su-24 Fencer trong một hợp đồng đổi lấy thực phẩm.
Theo nguồn tin trên, các máy bay Su-24 sẽ được chuyển cho FAA nhằm đón đầu trước việc đưa vào hoạt động của 2 tàu sân bay mới lớp Queen Elizabeth của Anh vào năm 2020, dự kiến đạt được hiệu suất hoạt động đầy đủ vào năm 2023. Các máy bay này có thể tạo ra những nguy cơ tổn thương thực sự cho tàu sân bay của Anh.
Theo tạp chí Janes, Argentina và Anh vốn đã có những tranh cãi xung quanh chủ quyền quần đảo mà Argentina gọi là Malvinas, còn Anh gọi là Falklands. Phía Anh vì thế đã duy trì một lực lượng quân đội nhất định tại đây với 4 chiến đấu cơ Typhoon, các tên lửa đất đối không Rapier và khoảng 1.200 binh lính.
Lực lượng này còn được hỗ trợ bởi các chuyến thăm của các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh. Rất có thể Anh còn muốn đưa tới quần đảo ở Nam Đại Tây Dương này lớp phòng thủ xa hơn bằng các tàu ngầm tấn công hạt nhân, dù rằng Anh chưa bao giờ tiết lộ công khai.
Căn cứ quân sự của Anh tại đảo Malvinas/Falkland
Video đang HOT
Trong khi đó, một vài năm gần đây, Argentina luôn cố gắng thay thế và cho nghỉ hưu các chiến đấu cơ cũ như Dassault Mirage IIIEA, IAI Dagger, và McDonnell Douglas A-4 Skyhawk bằng các máy bay mới hơn và có khả năng tác chiến hiệu quả hơn.
Nhưng việc mua sắm các máy bay Mirage F1 của Tây Ban Nha, Kfir của Tập đoàn công nghiệp Hàng không Israel, FC-1/JF-17 của Tập đoàn Máy bay Thành Đô và các tiêm kích Saab Gripen F/F dường như đã bị ngưng trệ vì lí do kinh tế hoặc chính trị ở Argentina. Trong đó việc phủ quyết mua Gripen E/F do nước này cho rằng tiêm kích này có sự tham gia sản xuất của Anh.
Ngược lại, các máy bay cường kích Su-24 từ Nga lại có khả thi do thương vụ với đối tác như Nga ở Argentina sẽ không bị chi phối bởi lý do kinh tế hay chính trị. Sự tiến triển đó có thể là một hồi chuông báo động đối với chính phủ Anh.
Janes phân tích, Su-24 với phạm vi tác chiến 1.046 km, có thể mang tới 3.000 kg vũ khí các loại và hai bình nhiên liệu ngoài có thể tấn công quần đảo Falklands mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Tốc độ siêu âm ở độ cao thấp của nó cũng khiến hệ thống phòng thủ của Anh chỉ có rất ít thời gian để phản ứng lại bất kỳ cuộc tấn công nào từ Su-24.
Không những thế, 9 giá treo của Su-24 đồng nghĩa với việc nó có thể mang các vũ khí không đối đất tầm xa và các tên lửa chống tàu như Kh-31A (AS-17 Krypton) có thể tạo ra mối đe dọa tiềm năng đối với lực lượng Anh ở khu vực.
Nếu bản kế hoạch cho thuê máy bay này được thông qua thì đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến lực lượng của Anh đang đồn trú tại đây.
Anh sẵn sàng giao chiến
Malvinas/Falkland là quần đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương, có diện tích 12.173 km vuông, cách bờ biển Argentina chỉ có 483 km nhưng cách nước Anh tới 12.734 km, dân số chỉ có 2841 người (2012).
Kể từ tháng giêng năm 1833, Anh chiếm đóng, đưa dân của mình vào sinh sống và lập căn cứ hải quân cho Hoàng gia Anh, sau đó biến thành 1 căn cứ chiến lược quan trọng của Anh trong suốt 2 cuộc đệ nhất và đệ nhị thế chiến.
Ngoài những hoạt động truyền thống về khai thác than, đánh bắt cá, cảng biển, những giếng dầu phong phú trong vùng là tài nguyên to lớn không chỉ giúp phát triển kinh tế cho người dân trên đảo mà còn cho cả nước Anh. Ước đoán trữ lượng của khu vực lên tới 3,5 tỷ thùng dầu và trị giá khoảng 35 tỷ USD.
Binh sĩ Argentina đầu hàng quân Anh trong cuộc chiến năm 1982.
Ngày 2/4/1982, Tổng tư lệnh hải quân Argentina, Jorge Anaya đã kết hợp với lực lượng bộ binh, đưa 8000 quân lính và 20 chiến xa đổ bộ lên quần đảo Falkland/Malvinas, nắm quyền kiểm soát, lấy lý do là vì họ đã dành được độc lập, thoát khỏi nền cai trị của Tây Ban Nha từ năm 1816 và Tây Ban Nha đã để lại các quần đảo đó cho họ.
Chính phủ Anh lập tức cắt đứt quan hệ với Argentina và ra sắc lệnh trả đũa. Thủ tướng Anh đương thời là bà Margaret Thatcher đã ra lệnh cho 27 000 lính và 100 tàu chiến bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm,… xuất trận. Và cuối cùng Argentina là kẻ bại tướng.
Argentina không cam chịu và từng nhiều lần tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp mạnh để đòi lại hòn đảo mà họ cho rằng vốn thuộc về mình. Tuy nhiên, hồi đầu năm 2014, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố nước này sẵn sàng giao chiến với Argentina để giữ quần đảo tranh chấp Falkland.
Ông Cameron cho biết nước Anh có lực lượng phòng thủ mạnh mẽ trên quần đảo tranh chấp với “máy bay chiến đấu tốc độ cao” và “nhiều binh lính” đóng quân trên toàn khu vực.
Ông tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Anh trên quần đảo Falkland/Malvinas. Ông đồng thời nhấn mạnh lực lượng quân sự của Anh rất hùng mạnh với ngân sách quốc phòng đứng thứ năm thế giới.
Theo NTD
Tàu Trung Quốc xâm nhập gần quần đảo tranh chấp với Nhật
Theo Kyodo, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc sáng 25/11 đã đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. (Nguồn: AP)
Theo Kyodo, đây là "ngày xâm phạm" thứ 28 của Trung Quốc trong năm nay.
Theo nguồn tin trên, một tàu tuần tra của JCG đã phát tín hiệu cảnh báo hối thúc 3 tàu Trung Quốc, được xác định là Haijing 2012, 2151, 2337, rời khỏi khu vực này.
Ngoài Trung Quốc, quần đảo Senkaku, hiện do Nhật Bản kiểm soát nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa khoảng 400 km về phía Tây, còn được Đài Loan (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư Đài./.
Theo Vietnam
Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ Mỹ đã hối thúc Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo ở Biển Nhật Bản, một "cái gai" đã làm căng thẳng quan hệ giữa 2 đồng minh của Mỹ trong khu vực nhiều năm qua. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn chưa có cuộc gặp song...