Nga giảm nhẹ trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ rút tay khỏi Idlib?
Theo một chuyên gia, việc Nga dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ như con bài mặc cả trước thềm trận đánh quyết định của Syria ở Idlib.
Nga giảm bớt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa cho biết, Nga sẵn sàng nâng chế độ visa cho các công dân nước này có hộ chiếu chính thức. Ông Cavusoglu cũng nói rằng, một nhóm công tác hỗn hợp giữa hai nước sẽ thảo luận về vấn đề của Nga giảm bớt chế độ visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 8.
Tiến sĩ Kerim Has, một giáo sư tại Đại học Tổng hợp Moscow chuyên về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhận định, việc nâng chế độ visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa Moscow và Ankara.
Theo ông Kerim Has, đây là một bước tiến tốt, sau khi Nga đã đình chỉ các hợp đồng du lịch và chế độ miễn thị thực với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị F16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi vào ngày 24 tháng 11 năm 2015.
Vào thời điểm đó, phía Nga đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả hạn chế nhập khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ và các hoạt động kinh doanh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga và cùng với cấm vận về ngành du lịch.
Mặc dù phía Thổ Nhĩ Kỳ tại thời điểm đó không có lập trường tương tự như Moscow và không nâng chế độ đi lại miễn visa cho khách du lịch Nga, nhưng thực sự các lệnh trừng phạt ảnh hưởng hầu như tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương; cả hai bên bị thiệt hại kinh tế đáng kể.
Trong gần hai năm, việc Nga nâng chế độ visa cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán song phương và quá trình bình thường hoá quan hệ, trước hết, dỡ bỏ một loạt các lệnh trừng phạt và trở về mức độ hợp tác trước khủng hoảng và thậm chí làm cho nó sâu sắc hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình này vẫn chưa xảy ra như Ankara đã dự đoán, bởi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Nga không phải là xảy ra vô điều kiện, mà nó nằm trong sự tính toán của chính quyền Putin.
Tất cả các lệnh trừng phạt của Nga đã được dỡ bỏ trong hai năm nay đã thực sự được Điện Kremlin sử dụng làm con bài thương lượng trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng Moscow chỉ từng bước loại bỏ chúng, theo đà mối quan hệ hợp tác với Ankara ở Syria.
Moscow vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt đối với Ankara sau vụ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 Nga
Nga tạo điều kiện cho visa Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lấy sự nhượng bộ ở Idlib?
Hiện nay, trong bóng tối của quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng và các hoạt động quân sự toàn diện có thể của quân đội Syria với sự hỗ trợ không quân của Nga ở cái túi đựng khủng bố và phiến quân đối lập ở Idlib, có vẻ như Moscow cũng đang lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt làm con bài mặc cả.
Với việc giảm bớt các chế độ visa, Nga đang báo hiệu cho Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ không hoàn toàn miễn thị thực, nhưng có thể giảm bớt quá trình xin visa cho một số công dân Thổ Nhĩ Kỳ; đặc biệt là đối với các doanh nhân, công chức và tài xế xe tải Thổ Nhĩ Kỳ. Phạm vi của nó có thể được mở rộng trong một quá trình thương lượng.
Ngay cả khi chế độ miễn thị thực có khả năng được thi hành sớm, nhưng nó cũng sẽ không bao gồm tất cả các công dân Thổ Nhĩ Kỳ, mà sẽ được phân cấp cho ba loại hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặt khác, tất cả công dân Nga có thể tới Thổ Nhĩ Kỳ mà không có thị thực trong thời hạn 3 tháng, nhưng Moscow vẫn chưa thiết lập một thỏa thuận đối ứng với Ankara về chế độ miễn thị thực và chắc chắn rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực này sẽ không trở lại mức trước khủng hoảng quan hệ.
Những biện pháp trừng phạt của Nga đã có nhiều tác động đến cả hai nước; do đó, tiến trình xóa bỏ lệnh trừng phạt và những biện pháp có thể được áp dụng để hoàn toàn phục hồi niềm tin giữa hai quốc gia đang là vấn đề được giới phân tích quan tâm và làm rõ.
Chuyên gia Kerim Has cho rằng, những động thái gần đây của Moscow là một bước tiến tốt. Trong gần hai năm, việc Nga nâng chế độ visa cho người Thổ Nhĩ Kỳ đã được thảo luận trong quan hệ song phương và nhưng những bước cụ thể đã không được thực hiện cho đến thời điểm này.
Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng và Ankara cần đẩy mạnh quan hệ với Moscow, cùng với việc một hoạt động quân sự sắp diễn ra ở Idlib, Điện Kremlin cho rằng, đây là thời điểm tốt để mặc cả trong vấn đề visa đối với Thổ Nhĩ Kỳ, làm giảm phản ứng có thể xảy ra của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chống lại hoạt động của Quân đội Syria ở Idlib.
Huy Bình
Theo baodatviet
Mỹ cảnh báo trừng phạt bất cứ nước nào mua "rồng lửa" S-400 của Nga
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo rằng Washington sẽ trừng phạt bất cứ nước nào mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, dù là các đồng minh của Mỹ.
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik)
RT trích phát biểu ngày 23/8 của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, Washington phản đối mọi thương vụ mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga từ các nước trên thế giới, bao gồm các đồng minh của Mỹ.
Trước thông tin Nga sẽ bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019, sớm hơn 1 năm so với lịch trình dự kiến, bà Nauert cho biết đây là một vấn đề mà Mỹ đang quan ngại.
"Thương vụ này đi ngược lại chính sách của NATO khi một đồng minh trong khối như Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hệ thống S-400. Một phần nguyên nhân là do S-400 không tương thích với các hệ thống của NATO. Và chúng tôi đồng thời chống lại việc các đối tác và đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới muốn mua các hệ thống S-400 trong tương lai", bà Nauert nói.
Bà nhấn mạnh Mỹ đã tuyên bố rất rõ ràng về việc các quốc gia trên toàn thế giới có thể bị trừng phạt nếu họ mua S-400 dựa trên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) được thông qua hồi năm ngoái. Đây là đạo luật cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.
Hiện thời, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang có dấu hiệu leo thang sau vụ Washington đòi Ankara thả mục sư Andrew Brunson, người bị cáo buộc có âm mưu kích động khủng bố và gián điệp trong cuộc đảo chính quân sự thất bại năm 2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã từ chối thả ông Brunson theo yêu cầu của Mỹ.
Washington sau đó đã đáp trả bằng lệnh trừng phạt áp lên mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng nội tệ của nước này mất giá trị nghiêm trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Nhà Trắng phát động chiến tranh kinh tế chống lại Ankara. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh quyết tâm mua được S-400 bằng mọi giá để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. Mỹ hiện đang tạm dừng thương vụ bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại S-400 của Nga sẽ thu được những thông tin mật quan trọng của F-35, gây bất lợi cho Mỹ sau này.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng đang bị Mỹ gây áp lực vì công bố kế hoạch mua S-400 của Nga. Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo sẽ áp lên trừng phạt lên New Delhi nếu họ tiếp tục thương vụ 5,7 tỷ USD mua 5 tổ hợp S-400 của Moscow. Phía Ấn Độ đã cam kết sẽ theo đến cùng vụ mua bán này.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Mỹ dọa trừng phạt cả thế giới nếu mua rồng lửa S-400 của Nga Mỹ không loại trừ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nước trên thế giới đối với việc mua các hệ thống ZRK S-400 của Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert. "Chúng tôi chống lại việc mua có thể S-400 cua Nga bởi các đối tác và...