Nga gia tăng sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen bằng tàu phóng lôi
Nhằm nâng cấp và tăng thêm sức mạnh cho các hạm đội hải quân, Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành đóng mới loại tàu phóng lôi thuộc đề án 1388NZT.
Dự kiến, các kế hoạch thử nghiệm thực địa đối với mẫu tàu phóng lôi mới này sẽ sớm được tiến hành và đưa vào biên chế Hạm đội trong tương lai gần.
Mẫu tàu phóng lôi này sẽ phục vụ ở Hạm Đội biển Đen trong năm tới. (Nguồn: Top War)
Dự án đầy hứa hẹn
Được biết, dự án tàu hoa tiêu phóng lôi phát triển trên nền dự án 1388NZ. Hợp đồng sản xuất cặp tàu phóng lôi đầu tiên ký kết vào năm 2015 do nhà máy đóng tàu Sokolskaya làm chủ thầu. Lẽ ra tiến độ giao hàng đã hoàn thành vào giai đoạn 2018-2019, tuy nhiên không rõ vì lý do gì mà quá trình chuyển giao phải trì hoãn và nhiều điều khoản đã thay đổi đáng kể.
Đến tháng 10/2019, nhà máy Sokolskaya đã hạ thủy lứa tàu phóng lôi đầu tiên mang tên TL-2195. Được biết tàu phóng lôi này đã vượt qua thử nghiệm kĩ thuật trên sông Volga. Sau đó hải quân kéo đến khu vực làm nhiệm vụ thông qua các tuyến đường thủy nội địa và cập bến cuối cùng ở căn cứ Novorossiysk để phục vụ trong lực lượng Hạm đội Biển Đen.
Bên cạnh đó các lô hàng TL-2195 tiếp theo cũng sẽ được bàn giao cho khách hàng vào năm tới. Đồng thời con thuyền thứ hai của dự án sẽ sớm hoàn thành các thử nghiệm và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2023. Như vậy, cả hai tổ máy được đưa vào vận hành chậm hơn 3-4 năm so với kế hoạch ban đầu. Mặc dù số lượng ít, chúng vẫn có sức thể ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh của đội tàu phụ trợ và hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động huấn luyện.
Video đang HOT
Trung bình cộng của hai ý tưởng
Mục tiêu đề án 1388NZT là cho ra đời các tàu phóng lôi với chiều dài khoảng 49m, rộng 9m và độ mớn nước bình quân 2,6m. Hầu hết các thân tàu vẫn tận dụng thiết kế truyền thống, đảm bảo các đặc tính chạy nhanh và cơ động cao. Trên thân tàu khoang lái, phòng nghỉ và khu kỹ thuật. Phần phía sau để làm khoang chứa vũ khí và ngư lôi.
Các tàu sẽ dùng máy phát điện hai động cơ diesel CHD622V20, công suất 3945 mã lực mỗi bên. Tốc độ tối đa đạt 20 hải lý/giờ; cự li hoạt động tối đa lên đến 1000 hải lý. Hệ thống chân vịt của tàu có thể dễ dàng thu phóng để tăng khả năng cơ động và đơn giản hóa khi làm việc với ngư lôi.
Tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 14 người, đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt, ăn uống tự chủ trong tập trận hoặc chiến đấu kéo dài khoảng 10 ngày. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị hiện đại góp phần cải thiện các điều kiện phục vụ và đơn giản hóa công việc của thủy thủ đoàn.
Tuy nhiên, ngoài hệ thống phóng ngư lôi thì tàu không có vũ khí nào khác trên tàu. Hệ thống cần trục được lắp đặt ở trung tâm cho phép tàu tự động nạp ngư lôi vào các khoang chứa. Các lớp tàu thuộc dự án 1388NZT dùng để tìm kiếm, trục vớt và vận chuyển ngư lôi trong quá trình diễn tập và các cuộc chiến. Các nhà phát triển cũng tính toán phương án trung hòa giữa kinh nghiệm đúc kết từ dự án cũ và các giải pháp – thành phần của dự án mới nhằm phát huy tối ưu kỹ thuật đóng tàu hiệu quả.
Triển vọng phổ biến tàu hoa tiêu phóng ngư lôi
Được biết hạm đội Biển Đen hiện tại chỉ sở hữu ba tàu hoa tiêu phóng lôi tương đối lỗi thời được chế tạo vào đầu những năm 70. Chiếc còn lại thuộc dòng Cormorant, được bàn giao vào giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh. Do đó, hầu hết các cuộc tập trận chỉ quanh quẩn trong 4 chiếc tàu này.
Nếu nhận thêm hai tàu mới thuộc dự án 1388NZT, Hạm đội Biển Đen sẽ tăng sức mạnh lực lượng tàu hoa tiêu ngư lôi của mình lên 1,5 lần. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa việc tổ chức và tiến hành diễn tập, đồng thời cũng sẽ cho phép thải loại dần những tàu quá cũ kĩ. Ngoài ra, nhóm tàu được trang bị hiện đại có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả hơn.
Hạm đội Biển Đen sở hữu một số lượng khá lớn tàu mặt nước và tàu ngầm trang bị ngư lôi. Họ phải thường xuyên đến các vùng nước khác nhau để thực hành diễn tập các loại vũ khí khác nhau. Sự phát triển đó đã đặt ra nhu cầu gia tăng đội tàu phụ trợ, đặc biệt là có trang bị thêm hệ thống phóng ngư lôi.
Được biết, hải quân Nga sở hữu chỉ tầm khoảng 10-13 tàu hoa tiêu phóng lôi hiện đang hoạt động tại các lực lượng hải quân phân bố khắp thế giới. Trong đó Hạm đội Biển Đen sở hữu nhiều nhất 4 chiếc. Hạm đội Baltic và hạm đội Thái Bình Dương mỗi bên nắm giữ 2 chiếc. Đội tàu biển Capspi chỉ khai thác 1 chiếc duy nhất thuộc đề án 368. Tương tự Hạm đội Phương Bắc cũng chỉ có một tàu phóng ngư lôi vẫn còn đang phục vụ cho đến nay.
Do đó, vấn đề không chỉ nằm ở chỗ cần bổ sung các nhóm tàu phụ trợ cho Hạm đội Biển Đen, mà còn là cho cả lực lượng hải quân nói chung. Nếu không giải quyết vấn đề này, Hải quân trong tương lai có thể phải đối mặt với những khó khăn trong công tác huấn luyện chiến đấu chính thức, do đó khó phát huy hết tiềm năng và làm chậm quá trình hiện đại hóa và tái vũ trang đang diễn ra của hạm đội.
Hiện tại, quá trình chế tạo tàu hoa tiêu phóng ngư lôi mới của dự án 1388NZT đã bước đầu hoàn thiện và các lớp tàu đấu trong số chúng sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng vào năm tới. Ngoài thông tin bàn giao cho Hạm đội Biển Đen, hiện vẫn chưa rõ số lượng tàu phụ trợ sẽ có mặt trong hàng ngũ các hạm đội còn lại.
Phát hiện xác tàu chiến của Đức Quốc xã
Tàu chiến Đức Quốc xã trúng ngư lôi và bị đánh chìm 80 năm trước tình cờ được phát hiện ở độ sâu 490 mét dưới đáy biển Na Uy.
"Đôi khi chúng tôi phát hiện những di tích lịch sử, nhưng tôi chưa bao giờ phát hiện bất cứ điều gì kỳ thú như lần này", Ole Petter Hobberstad, kỹ sư trưởng của công ty vận hành mạng lưới điện Statnett, Na Uy, cho biết hôm 10/9 sau khi tìm thấy tàu tuần dương Karlsruhe của hải quân Đức Quốc xa.
Tàu Karlsruhe, dài 174 mét, hạ thủy năm 1927 và từng tham gia cuộc xâm lược Na Uy trong Thế chiến II. Sau khi đổ quân lên bờ ngày 9/4/1940, tàu bị trúng đạn pháo của Na Uy và ngư lôi từ tàu ngầm Anh. Hư hại quá nặng khiến hạm trưởng của Karlsruhe ra lệnh đánh chìm ngoài khơi cảng Kristiansand ở cực nam Na Uy. Con tàu chưa bao giờ được tìm thấy kể từ đó.
Xác tàu Karlsruhe được phát hiện dưới đáy biển Na Uy. Ảnh: AFP.
Ba năm trước, hệ thống định vị thủy âm (sonar) của Statnett đã phát hiện một xác tàu không rõ danh tính gần tuyến cáp cao áp giữa Na Uy và Đan Mạch, nhưng các kỹ sư không có thời gian điều tra thêm. Ngày 30/6, một đội chuyên gia được cử đi kiểm tra xác tàu bằng tàu lặn điều khiển từ xa (ROV) sau cơn bão trong khu vực.
"Chiếc ROV thấy một xác tàu khổng lồ bị trúng ngư lôi cách đoạn cáp ngầm khoảng 15 mét. Phải đến khi những khẩu đại bác và biểu tượng của Đức Quốc xã xuất hiện trên màn hình, Ole Petter Hobberstad và nhóm mới hiểu con tàu có từ thời Thế chiến", Statnett cho biết trong một tuyên bố.
Bảo tàng Hàng hải Na Uy sau đó xác nhận "xác tàu thực sự là chiếc Karlsruhe chưa từng được tìm thấy". Theo các chuyên gia, xác tàu nằm thẳng dưới đáy biển, điều hiếm thấy với các tàu chiến có thượng tầng nặng nề, trọng tâm nằm trên cao và thường lật nghiêng khi chìm.
Chiến dịch Mỹ tuyển 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã Tường tưởng niệm vụ thảm sát Thế chiến II ở Pháp bị vẽ bậy Chiến dịch công phá sào huyệt phát xít Đức 26 'Trại tử thần' Đức Quốc xã được phơi bày thế nào? Cuộc đào thoát của 200 phi công khỏi trại giam Đức Quốc xã
Anh không có tàu ngầm để thử ngư lôi Hải quân Anh không thể hoàn thiện dự án ngư lôi Spearfish nâng cấp do không có tàu ngầm và tàu chiến để tiến hành các thử nghiệm cần thiết. Bộ Quốc phòng Anh tuần trước công bố Danh mục Các dự án Chủ chốt (MPP) nhằm thông báo tiến độ những chương trình vũ khí quan trọng của nước này. Trong MPP,...