Nga gia hạn lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của phương Tây
Truyền thông Nga ngày 18/9 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước phương Tây thêm 2 năm.
Thực phẩm được bày bán trong siêu thị tại Moskva, Nga, ngày 5/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Lệnh cấm này, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2026, đánh dấu lần đầu tiên thời gian gia hạn vượt quá một năm.
Lệnh cấm ban đầu được ban hành vào tháng 8/2014 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các sản phẩm bị cấm nhập khẩu bao gồm hàng hóa của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Na Uy và Canada. Các hạn chế sau đó đã được mở rộng sang các nước châu Âu khác, bao gồm cả Ukraine.
Video đang HOT
Lệnh cấm nhập khẩu này được cho là đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp Nga, giúp nước này gia tăng sản lượng nội địa và giảm phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Mỹ xem xét lại lệnh cấm kim cương Nga
Các nhà chức trách ở Washington đang xem xét lại lệnh cấm đối với kim cương của Nga được Liên minh châu Âu (EU) và các nước G7 đưa ra vào năm ngoái do có nhiều khiếu nại từ ngành này.
Nga hiện là quốc gia sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty Images
Dẫn bài viết trên hãng tin Reuters, kênh RT cho biết lệnh cấm trực tiếp đối với kim cương của Nga là một phần trong các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột Ukraine. Lệnh cấm này có hiệu lực vào tháng 1 và đến tháng 3 thì áp dụng các hạn chế dần dần đối với nhập khẩu gián tiếp. Cuối năm nay, các nước phương Tây cũng có kế hoạch áp dụng một lệnh cấm vận kim cương gián tiếp. giới thiệu cơ chế theo dõi, truy vết, kiểm tra kim cương chưa qua xử lý, xác minh nguồn gốc và tránh vi phạm chế tài. Antwerp, trung tâm giao dịch kim cương của Bỉ, dự kiến trở thành nơi đầu tiên đá được kiểm tra và chứng nhận.
Tuy nhiên, theo Reuters, chính quyền Washington đang nghi ngờ về sự cần thiết của cơ chế trên. Các nguồn tin cho rằng các cuộc thảo luận của G7 về việc triển khai cơ chế đã bị đình trệ sau sự phản đối của các công ty khai thác kim cương châu Phi, các nhà đánh bóng Ấn Độ và các nhà kim hoàn Mỹ.
Một quan chức giấu tên chỉ ra Washington nhận thấy mối lo ngại của tất cả các bên sẽ bị ảnh hưởng bởi cơ chế trên và ám chỉ G7 khó có thể thực thi biện pháp này trước tháng 9. Hai nguồn tin khác khẳng định chính quyền Mỹ đã ngừng tham gia hoàn toàn vào các cuộc thảo luận của G7 về sáng kiến này.
Hiện Bộ Ngoại giao Mỹ và Italy, nước đương giữ chức chủ tịch G7, từ chối bình luận về thông tin trên.
Năm ngoái, Hiệp hội các nhà sản xuất kim cương châu Phi - đại diện cho 19 nhà sản xuất chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu - cảnh báo cơ chế truy vết kim cương sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng thêm gánh nặng, chi phí cho các quốc gia khai thác.
Kimberley Process - một cơ quan quản lý toàn cầu giám sát xung đột kim cương - cũng phản đối sáng kiến này. Hồi tháng 2, Botswana, Angola và Namibia đã gửi thư chung tới G7, một lần nữa cho rằng cơ chế truy vết sẽ gây tổn hại đến lợi ích của các quốc gia châu Phi.
Ấn Độ, quốc gia cắt và đánh bóng khoảng 90% kim cương thô trên thế giới, đã phản đối lệnh cấm ngay từ đầu. Tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã cảnh báo toàn bộ ngành công nghiệp kim cương toàn cầu sẽ cảm nhận được tác động của các lệnh cấm và cho biết New Delhi sẽ tìm cách trì hoãn, giảm nhẹ lệnh cấm và tốt nhất là không để điều đó xảy ra.
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo lệnh cấm sẽ có hiệu ứng boomerang đối với các nước phương Tây, đánh vào nền kinh tế của chính họ trong khi ngành công nghiệp kim cương của Nga sẽ hầu như không bị ảnh hưởng.
Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga Ngày 14/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu uranium làm giàu cấp độ thấp, chưa qua chiếu xạ, từ Nga. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo mới, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden đã ký Đạo luật cấm nhập khẩu...