Nga gặp khó với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Trong khi nền kinh tế Nga đã chứng tỏ được khả năng phục hồi trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, các biện pháp này dần dần buộc nhiều doanh nghiệp và ngân hàng Trung Quốc phải thu hẹp hoạt động tại Nga hoặc với Nga.
Một góc cảng Thiên Tân. Ảnh: Thành Dương – PV TTXVN tại Trung Quốc
Tờ Thời báo Moskva mới đây đưa tin rằng, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm quân sự và hàng hóa lưỡng dụng kể từ ngày 1/7 năm nay.
Danh sách các hạn chế mới bao gồm thiết bị, phần mềm, công nghệ, phụ tùng thay thế và động cơ cho ngành hàng không vũ trụ, cũng như một số thiết bị và phần mềm.
Video đang HOT
Việc xuất khẩu các sản phẩm này hiện nay cần phải có giấy phép của Bộ Thương mại Trung Quốc hoặc giấy phép xuất khẩu hàng hóa có mục đích sử dụng kép. Các yêu cầu mới áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu.
Nguồn tin trên dẫn lời các nhà nhập khẩu Nga cho biết, điều này khiến việc vận chuyển thiết bị và máy móc của Trung Quốc sang Nga trở nên khó khăn hơn. Mọi sự chậm trễ và chi phí phát sinh sẽ làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và giá cả.
Theo báo cáo, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng vọt 121% kể từ năm 2021, nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh đối với nền kinh tế của Moskva. Một hệ thống thanh toán cho các hoạt động kinh doanh là cần thiết để duy trì quan hệ thương mại sau khi Nga đã bị cắt khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) vào năm 2022.
Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã công bố gói trừng phạt mới vào ngày 12/6 nhằm vào các tổ chức tài chính của Nga, cũng như các thực thể và cá nhân có trụ sở tại Trung Quốc và những nơi khác giúp Moscow lách các hạn chế hiện hành của họ.
Trong khi nền kinh tế Nga đã chứng tỏ được khả năng phục hồi trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, các biện pháp này dần dần buộc nhiều ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc phải thu hẹp hoạt động tại Nga hoặc với Nga.
Mỹ thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho Huawei
MTrong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/5 cho biết đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho "gã khổng lồ" công nghệ Huawei.
Biểu tượng Huawei. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ không cho biết các giấy phép cụ thể nào bị thu hồi, nhưng xác nhận đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu nhất định cho Huawei.
Huawei đã bị đưa vào "danh sách đen" thương mại của Mỹ vào năm 2019. Điều này có nghĩa là các công ty Mỹ không được bán công nghệ - trong đó có chip 5G - cho "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc này vì lo ngại an ninh quốc gia. Vào năm 2020, Mỹ siết chặt các quy định hạn chế về chip đối với Huawei, yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải xin giấy phép trước khi bán các sản phẩm bán dẫn cho Huawei.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay, đang chứng kiến sự hồi sinh sau khi ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào tháng Tám năm ngoái. Một phân tích của TechInsights về điện thoại thông minh Mate 60 Pro của Huawei cho thấy một con chip tiên tiến trong điện thoại này do SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, sản xuất. Điện thoại thông minh này cũng được cho là được trang bị kết nối 5G - một tính năng mà các lệnh trừng phạt của Mỹ tìm cách ngăn chặn.
Các công ty chip Qualcomm và Intel của Mỹ là hai trong số những công ty cung cấp chip cho Huawei. Trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đầu tháng này, Qualcomm cho biết họ dự đoán việc các khách hàng như Huawei tự phát triển chip riêng sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến hoạt động kinh doanh của công ty này. Qualcomm cho biết dù vẫn đang bán các sản phẩm mạch tích hợp cho Huawei theo giấy phép của mình, nhưng công ty này dự đoán sau năm nay sẽ không có thêm doanh thu từ Huawei.
Tháng trước, Huawei đã tung ra một loạt điện thoại mới - dòng Pura 70 - nhằm thách thức Apple tại Trung Quốc. Apple đang phải đối mặt với áp lực từ Huawei ở Trung Quốc, khi doanh số iPhone giảm 19,1% trong quý đầu tiên, trong khi doanh số điện thoại thông minh của Huawei tăng vọt 69,7%, theo Counterpoint Research. Huawei cho biết lợi nhuận ròng trong năm 2023 đã tăng 144,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 87 tỷ NDT (khoảng 12 tỷ USD), một phần nhờ doanh số Mate 60 Pro ở Trung Quốc.
WSJ: Chip Mỹ chảy từ Trung Quốc tới Nga qua Trung Á Các tuyến thương mại xuyên khu vực ngày càng quan trọng đối với Nga nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc sang Kazakhstan đã tăng mạnh kể từ khi xung đột ở Ukraine. Ảnh: WSJ Nga đang tăng cường nhập khẩu hàng...