Nga đưa robot hình người vào vũ trụ, quyết đuổi kịp Mỹ-Trung
Theo Express, Tổng thống Nga Putin đã quyết định đưa 2 robot hình người vào không gian để cạnh tranh với cả Mỹ và Trung Quốc
Thông tin này được Express dẫn nguồn tin từ Cơ quan không gian Roskosmos của Nga cho biết, cơ quan này đã lên kế hoạch đưa một cặp robot hình người FEDOR vào không gian. Theo kế hoạch, công việc này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 8/2018.
Động thái này của Nga là nỗ lực để cạnh tranh với các chương trình không gian của các nước khác như Mỹ và Trung Quốc. Được biết, các kế hoạch đưa robot lên không gian của Nga bao gồm cả Mặt Trăng và Sao Hỏa đã phê duyệt từ năm 2011.
Robot FEDOR của Nga.
Hai robot FEDOR dự kiến sẽ bay lần đầu tiên đến ISS với tư cách là thành viên phi hành đoàn, chứ không phải là hàng hóa trong khoang vận chuyển. Để thực hiện nhiệm vụ mang tính lịch sử của Nga, tên lửa Soyuz đã được lựa chọn.
Được biết, trước khi Nga công bố kế hoạch đưa robot FEDOR vào không gian, ngay từ năm 2013, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò đầu tiên mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc lên Mặt trăng, phương Tây đã nghi ngờ rằng đây là tham vọng quân sự mới của Trung Quốc.
Video đang HOT
Sự kiện robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ thành công lên Mặt trăng đánh dấu bước đi mới nhất trong chương trình không gian đầy tham vọng mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi. Trung Quốc khẳng định, chính nguồn tài nguyên của Mặt trăng là lý do chủ yếu thúc đẩy chương trình không gian này của Trung Quốc.
Để khẳng định tuyên bố của mình, Trung quốc tuyên bố ngay trong kết cấu của robot tự hành này đã được trang bị radar gắn dưới bụng để phát hiện các khoáng chất của vỏ Mặt trăng, đặc biệt ở vùng Vịnh Cầu Vồng. Điều này cũng được các diễn đàn Internet của Trung Quốc cho là như vậy.
Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, khoáng chất mà Trung Quốc nhắm tới là một loại khí hiếm Heli-3 có nhiều ở trên Mặt trăng. Nó được xem là “nguồn năng lượng hoàn hảo để thay thế dầu khí”.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cũng khẳng định, Heli-3 trên Mặt trăng có thể được sử dụng để tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào trong hơn 10 nghìn năm mà các lò phản ứng nhiệt hạch khó mơ ước tới.
Ông Ouyang Ziyuan cố vấn cấp cao của Chương trình Mặt trăng của Trung Quốc cho biết trên Tân Hoa Xã: “Mọi người đều biết nhiên liệu hóa thạch như khí đốt và than đá một ngày nào đó sẽ cạn kiệt, nhưng hiện nay có ít nhất một triệu tấn Heli-3 trên Mặt trăng vẫn chưa khai thác”.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định khai thác khoáng sản là mục đích duy nhất của mình, nhưng một số chuyên gia nhận định đây không phải là mục đích mà Bắc Kinh theo đuổi.
Bởi theo ông Bergquist Giám đốc quan hệ quốc tế tại Cơ quan Không gian châu Âu (ESA): “Tại châu Âu, chúng tôi tin rằng chi phí để khai thác khoáng chất trên Mặt trăng khiến việc khai thác này không thể sinh lời”.
Do đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ động cơ thực sự của Trung Quốc. Trang Want China Times dẫn lời một chuyên gia Trung tâm Khám phá Mặt trăng của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có ý định biến Mặt trăng thành một căn cứ quân sự. Khi đó, từ Mặt trăng, các tên lửa sẽ được phóng thẳng vào Trái đất.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nếu vệ tinh tự nhiên của Trái đất được trưng dụng làm căn cứ quân sự, nó sẽ là một vũ khí khổng lồ. Bài báo mô tả căn cứ quân sự “tương lai” này của Trung Quốc có vẻ khá giống với dự án Horizon mà Mỹ khởi động trước đây.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án này cuối cùng cũng đã bị hủy bỏ. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, dù là FEDOR của Nga hay mục tiêu của Trung Quốc hoặc tham vọng của Mỹ với chương trình không gian đều rất khó để trở thành sự thật.
Theo Bao Dat Viet
Trí tuệ nhân tạo: Những hứa hẹn và hiểm nguy
Máy tính và robot hiện đang học cách đưa ra quyết định! Tất nhiên, "quyết định" là một từ dường như quá khó đối với máy móc vốn không có ý thức và mức độ "lý luận" thậm chí không được phát triển bằng loài ếch. Nhưng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) đủ để làm hoảng sợ một số người và khơi dậy trí tưởng tượng của những người khác.
Giữa huyền thoại và thực tế, chính xác thì nghiên cứu hiện tại về công nghệ này đã đe dọa đến các mặt của cuộc sống như thế nào? Trong chuyên mục Góc rộng, Tạp chí Courier đã thử giải mã cuộc nghiên cứu theo các hướng đi khác nhau và cung cấp một số thông tin để giúp độc giả có thể tiếp cận được đến thế giới đầy mê hoặc và cũng vô cùng đáng sợ của AI.
Đối với nhiều người, từ "thông minh" chỉ là một phép ẩn dụ khi được áp dụng cho máy móc hoặc robot được cài đặt chương trình từ nhằm hỗ trợ những công việc đơn giản và bình thường cho loài người. AI giúp chúng ta từ việc vượt qua rào cản ngôn ngữ thông qua máy dịch, đến việc thực hiện các công việc thường xuyên khác, thậm chí làm việc nhà, sản xuất hàng hóa, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn so với bác sĩ, và tạo ra bộ phận giả có thể được kích hoạt bằng ý nghĩ.
Tác phẩm kỹ thuật số của nghệ sĩ Evgenija Demnievska vẽ Janus, vị thần La Mã với hai khuôn mặt: một người nhìn vào quá khứ, người kia hướng đến tương lai, vị thần của sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp.
Mặc dù vậy, sự kết hợp giữa tự học hỏi và dữ liệu lớn không chỉ gây ra một cuộc cách mạng trong AI mà còn tạo ra Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà xã hội loài người có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng đón nhận. Nhiều chuyên gia tin rằng AI là một cuộc cách mạng văn hóa hơn là công nghệ, và nền giáo dục sẽ phải thích nghi nhanh chóng với thực tế mới - để các thế hệ tương lai học được cách sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới chúng ta biết ngày nay.
Câu hỏi được nêu ra là: Có thể nào Dữ liệu chuẩn bị sẵn cho AI sẽ được sử dụng và xác nhận các tư tưởng và định kiến đã định ra từ trước? Phân biệt chủng tộc, kiểm duyệt, dự đoán tính cách tội phạm..vv.. - các tiêu chí phân biệt đối xử này đã được đưa vào các máy móc như một kiểu mẫu cho các hành vi. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp. Sự phát triển của robot sát thủ là một ví dụ nổi bật về điều này.
Cùng với những thách thức đạo đức, một mối hiểm nguy khác liên quan đến việc độc quyền. Trong khi AI chỉ mới được triển khai các bước đầu tiên ở châu Phi, tại một số ít quốc gia, một vài nhà sản xuất máy tính khổng lồ đã và đang đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu cơ bản. Những thách thức mang tính liên quốc gia này kêu gọi sự phối hợp ở tầm quốc tế. Điều này là cần thiết để AI được phát triển có trách nhiệm trên toàn cầu.
Theo ngaynay
Tiến sĩ người Việt ở Silicon Valley muốn tạo cách mạng về robot Robot có thể xuất hiện ở mọi nhà, thành trợ lý đắc lực cho con người từ đi dạo, xem phim, nấu ăn... với chi phí thấp. Trong danh sách hơn 100 người Việt trẻ tài năng về nước dự Chương trình kết nối mạng lưới Đổi mới sáng tạo, TS Vũ Duy Thức, Giám đốc điều hành Công ty OhmniLabs chuyên sản...