Nga dự trữ vàng kỷ lục, quyết tâm phi đô la hóa
Lượng vàng do ngân hàng trung ương Nga mua trong thời gian gần đây đã vượt mức kỷ lục thời Liên Xô và đây là một trong những bước đi của Moscow nhằm thực hiện mục tiêu phi đô la hóa nền kinh tế.
Các công nhân làm việc bên trong kho vàng của Nga. (Ảnh: RBTH)
Theo báo cáo mới của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ngân hàng trung ương Nga đã mua hơn 92 tấn vàng trong 3 tháng tính đến cuối tháng 9 năm nay, phá vỡ kỷ lục 2.000 tấn vàng dự trữ của Liên Xô vào năm 1941.
Nga được cho là nước mua nhiều vàng nhất thế giới. Các nước xếp sau Nga lần lượt là Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Ấn Độ với số lượng vàng mua vào lần lượt là 18,5 tấn, 13,4 tấn và 13,7 tấn.
Con số trên đánh dấu số lượng vàng mua vào cao nhất trong một quý của Nga kể từ năm 1993 khi WGC bắt đầu theo dõi các số liệu liên quan tới trữ lượng vàng của Moscow. Vàng hiện chiếm 17% trong kho dự trữ ngoại hối của Nga.
Theo Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính Hạ viện Nga Anatoly Aksakov, ngân hàng trung ương Nga sẽ tiếp tục mua thêm vàng tích trữ, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ trái phiếu Mỹ.
“Đây là xu hướng ngày càng tăng lên. Trong 5 năm qua, các nước đều tăng cường tỷ lệ vàng trong kho dự trữ của họ, giảm tỷ lệ USD. Đầu tư vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đã giảm xuống mức kỷ lục. Tôi nghĩ xu hướng này sẽ còn tiếp tục”, ông Aksakov nói với RIA Novosti.
Video đang HOT
Sự điều chỉnh trong chính sách của Nga dẫn tới việc Moscow bắt đầu bán tháo trái phiếu của Mỹ ngay sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Nga cũng cảnh báo sẽ hạn chế sử dụng đồng USD trong các giao dịch tại nước này, cũng như mạng lưới thanh toán toàn cầu SWIFT. Lượng trái phiếu Mỹ do Nga nắm giữ đã giảm từ mức gần 176 tỷ USD hồi năm 2010 xuống mức thấp kỷ lục là 14 tỷ USD vào tháng 8 năm nay.
Liên quan tới dự trữ ngoại hối, Nga cũng đang theo đuổi chính sách an toàn tuyệt đối. Đầu năm nay, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đã giảm lượng trái phiếu Mỹ để thay bằng các lựa chọn khác như đồng rúp, euro và các kim loại quý hiếm.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin, Moscow xem vàng là “vật bảo đảm 100% trước các rủi ro về pháp lý và chính trị”, đồng thời tích trữ vàng cũng là chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoài đồng USD.
Nga đang hướng tới mục tiêu phi USD hóa nền kinh tế. Đây cũng là chủ trương của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đảm bảo an ninh cho nền kinh tế Nga.
Ông Putin cho biết Nga không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính do đồng USD thống trị kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhà lãnh đạo Nga nói rằng tình trạng độc quyền của đồng USD là không an toàn và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.
Chính phủ Nga đang đề xuất kế hoạch phi USD hóa nền kinh tế với nội dung trọng tâm là giúp các nhà xuất khẩu lớn của Nga giành được nhiều lợi nhuận hơn từ việc sử dụng đồng rúp, thay vì USD. Chủ tịch Ngân hàng VTB Nga Andrey Kostin gần đây cho biết Nga sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền khác khi tiến hành các giao dịch xuất – nhập khẩu với nước ngoài.
Thành Đạt
Theo Dantri/ RT
Tổng thống Putin ủng hộ phi đôla hóa nền kinh tế Nga
Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ kế hoạch giảm thiểu vai trò đồng USD của Mỹ trong lĩnh vực tài chính của Nga trong bối cảnh quan hệ hai nước đang gặp một số vấn đề căng thẳng.
Tổng thống Vladmir Putin trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Phần Lan hồi tháng 7 (Ảnh: NBC)
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng VTB Andrey Kostin cho biết Tổng thống Putin ủng hộ kế hoạch "phi USD hóa" nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, ông Kostin khẳng định động thái trên không có nghĩa là Nga sẽ loại bỏ hoàn toàn đồng tiền của Mỹ.
Theo RT, ý tưởng "phi USD hóa" nền kinh tế Nga đã được thảo luận tích cực gần đây tại Nga do các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt của Washington đối với Moscow.
Hồi tháng 7, ông Kostin, chủ tịch ban điều hành của VTB - ngân hàng lớn thứ hai của Nga, đã đệ trình một loạt đề xuất tách nền kinh tế Nga khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời tăng cường sử dụng đồng rúp của Nga trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Kế hoạch của ông Kostin gồm 4 bước chính.
Theo kế hoạch, Nga sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền khác khi tiến hành các giao dịch xuất - nhập khẩu với nước ngoài. Các đồng tiền được ưu tiên sử dụng gồm đồng Euro của châu Âu, nhân dân tệ của Trung Quốc và rúp của Nga.
Nga đang tính toán nhiều phương án để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng tiền của Mỹ sau khi Washington và các đồng minh áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow kể từ năm 2014.
Hồi tháng 5, Tổng thống Putin cho biết Nga không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính do đồng USD thống trị kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Putin nói rằng tình trạng độc quyền của đồng USD là không an toàn và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.
Các cuộc thảo luận về sự cần thiết của việc "phi USD hóa" nền kinh tế Nga bắt đầu được đẩy mạnh sau khi một dự luật được trình lên Quốc hội Mỹ hồi tháng 8 gồm một loạt các biện pháp nhắm mục tiêu tới các thể chế tài chính của Nga.
Bộ Tài chính Nga cũng ủng hộ kế hoạch của ông Kostin. Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Nga Maxim Oreshkin khẳng định vai trò của đồng USD đã sụt giảm đáng kể. Ngân hàng Trung ương Nga cũng đang triển khai chính sách "phi USD hóa" và cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này.
Ngày 26/9, trong phiên điều trần trước Tiểu ban Tài chính phụ trách Chính sách tiền tệ và Thương mại Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Marshall Billingslea cho rằng nếu áp dụng các lệnh trừng phạt kiểu Iran, Triều Tiên với nền kinh tế Nga thì sẽ không hiệu quả. Lý do là vì nền kinh tế Nga khá mạnh và tích hợp chặt chẽ với hệ thống tài chính quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo quan chức Mỹ, Washington chỉ hướng tới việc trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp Nga chứ không thể tác động tới toàn bộ nền kinh tế Nga.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 1/10 đã liệt 2 công ty của Estonia là Eastline Technologies và Adamir cùng công ty Real Componets có trụ sở tại Moscow vào danh sách trừng phạt với cáo buộc chuyển giao các linh kiện điện tử của Mỹ bị cấm xuất khẩu sang Nga. Lãnh đạo của các công ty này cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc hai công ty tìm cách chuyển các linh kiện điện tử do Mỹ chế tạo thông qua lãnh thổ Estonia và Phần Lan sang Nga trong khi việc này cần phải có giấy phép theo luật Mỹ.
Thành Đạt
Theo Dantri/ RT, TASS
Tổng thống Putin tiết lộ thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia sẻ những thành tựu lớn nhất mà chính quyền của ông đã đạt được trước thềm cuộc bầu cử Nga trong tháng này. Tổng thống Putin trong cuộc phỏng vấn với NBC (Ảnh: Kremlin) Theo trang Kremlin.ru, Tổng thống Vladimir Putin đã nhận trả lời cuộc phỏng vấn của kênh NBC trong tháng này. Cuộc phỏng...