Nga dự định ngừng xuất khẩu một sản phẩm quan trọng, nông dân toàn cầu thêm khó?
Theo Hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS, Bộ Công Thương Nga đã khuyến nghị tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường.
Động thái này có thể khiến giá phân bón tăng trong thời gian tới.
Nga có thể tạm ngừng xuất khẩu phân bón, giá phân bón tác động như thế nào?
Mới đây, Hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS thông tin, ngày 4/3 Bộ Công Thương Nga đưa ra khuyến nghị Nga tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường, điều này có thể khiến giá phân bón tăng.
Động thái này của Nga có thể khiến nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt một lượng lớn, từ đó đẩy giá phân bón có thể xác lập kỷ lục mới sau khi liên tiếp tăng trong thời gian qua do tác động của dịch Covid-19, kéo theo giá lương thực có thể tăng trên toàn cầu.
Trên thực tế, ngay sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, theo Bloomberg, giá phân bón tại Mỹ đã tăng 25%.
Cụ thể, giá phân bón urê giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức 795 USD/tấn tại New Orleans (Mỹ) vào ngày 4/3, tăng 22% so với mức giao dịch hồi đầu tuần. Trong khi đó, giá giấy ure cũng tăng lên 50 USD/tấn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cũng đã cảnh báo các nhà cung cấp phân bón không lợi dụng những căng thẳng địa chính trị đang xảy ra để làm tăng giá phân bón lên vượt quá mức.
Hiện, Nga và Trung Quốc cung cấp khoảng 1/4 lượng urê và 1/2 lượng phốt phát xuất khẩu của thế giới.
Bộ Công Thương Nga đưa ra khuyến nghị Nga tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường. Điều này có thể khiến giá phân bón tăng, tác động đến nông dân toàn cầu. Ảnh: I.T
Giá phân bón trong nước có tăng nếu Nga tạm dừng xuất khẩu phân bón?
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xung đột Nga – Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây cũng như phản ừng tứ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, như: ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng, tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng Rub, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…
Bộ NNPTNT đánh giá, Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của chiến sự Nga – Ukraine, đặc biệt là các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản từ Nga vào Việt Nam khoảng 500 triệu USD.
Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước khác như: Úc, Nam Mỹ, Nam Phi.
Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu.
“Thực tế, giá nguyên liệu đầu vào như: lúa mỳ, ngô… đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt” – Bộ NNPTNT nhận định.
Năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch so với năm 2020. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước.
Trong khi đó, ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khẳng định, căng thẳng Nga – Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam.
“Nga đang là nhà xuất khẩu phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga – Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng” – ông Duy Anh nói.
Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn hóa chất Đức Giang, dù không nhập phân bón NPK từ Nga mà tự sản xuất được nhưng do nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nên doanh nghiệp cũng đang rất đau đầu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch so với năm 2020. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước.
Trong đó, chỉ tính riêng tháng 12/2021 nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga tăng rất mạnh, tới 404,4% về lượng, tăng 495% kim ngạch, đạt 56.798 tấn.
Bước sang tháng 1/2022, lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu từ Nga vẫn tiếp tục tăng. Theo đó, trong tháng 1/2022, trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD.
Trong đó, Việt Nam mua 53.773 tấn phân bón từ Nga, tương đương gần 29,6 triệu USD, chiếm 16,7% tổng lượng và chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch so với tháng 12/2021.
Chiến sự Nga - Ukraine: Đơn hàng bán một loài cá của Việt Nam đã gửi đi Nga buộc phải quay lại
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới do tác động của chiến sự Nga - Ukraine.
Trước chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu cá ngừ sang Nga - Ukraine tăng bền vững
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chiến sự Nga - Ukraine đang tác động toàn diện và sâu sắc tới thị trường cá ngừ thế giới, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước, trong đó có xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết năm 2021, Nga và Ukraine đang là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam tính theo giá trị.
Bên cạnh đó, Nga, Ukraine cũng nhập khẩu rất nhiều cá ngừ đông lạnh của Việt Nam.
Cụ thể, đối với thị trường Nga, Nga hiện là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam, trong 10 năm qua, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng, từ 364.000 USD năm 2012 lên hơn 14 triệu USD năm 2021, tăng gấp hơn 39 lần.
Mặc dù trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này không ổn định nhưng đang có xu hướng tăng và phục hồi tốt sau đại dịch.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga năm 2021 chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cá nước, tăng 58% so với năm 2020 và cao hơn cả so với năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Riêng trong tháng 1/2022, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga tăng tới 427% so với cùng kỳ.
Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine nổ ra, một số đơn hàng xuất khẩu cá ngừ đã gửi đi phải quay trở lại, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang cả 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng. Ảnh: VASEP.
Tương tự, Ukraine là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã tăng gấp 58 lần trong 10 năm, từ mức 115.000 USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD năm 2021.
Riêng năm 2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ukraine tăng 106% so với năm 2020, và tăng gấp 3 lần so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị XK cá ngừ của cá nước.
Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng đến xuất khẩu cá ngừ thế nào?
Theo các doanh nghiệp, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine nổ ra, một số đơn hàng đã gửi đi phải quay trở lại, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang cả 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng.
Chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gãy. Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
Bên cạnh đó, Nga và Ukraine là nhà cung cấp dầu hướng dương quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam, do đó nếu cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine tiếp tục leo thang, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cá ngừ.
Hiện giá của hầu hết các loại dầu thực vật đều tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 1/2022, trong khi các nhà chế biến cá ngừ đóng hộp đang phải đối mặt với giá dầu hướng dương tăng cao chưa từng có.
Mà giá dầu hướng dương bị đẩy lên cao sẽ đẩy chi phí sản xuất cá ngừ đóng hộp/túi tăng theo.
Cũng theo VASEP, thị trường dầu mỏ đã chịu áp lực từ đại dịch toàn cầu và biến thể Omicron. Giá cả cũng bắt đầu tăng kể từ khi căng thẳng giữ Nga - Ukraine leo thang.
Chi phí nhiên liệu tăng dự kiến sẽ đẩy giá cá ngừ nguyên liệu thô tăng do chi phí đánh bắt tăng. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển đường biển vốn đã ở mức cắt cổ dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
Hiện các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển...
"Trước tình hình này, mặc dù hai thị trường không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, nhưng trước nhưng tác động nói trên dự kiến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới sẽ giảm tốc" - chuyên gia cá ngừ của VASEP nhận định.
Hết giá phân bón nay lại tới giá xăng dầu tăng, nông dân trồng cà phê Đắk Nông "gánh" nặng hơn, đến khổ Giá xăng dầu tăng cao trong thời điểm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang đồng loạt vận hành máy bơm để tưới nước cho cà phê. Điều này khiến chi phí sản xuất tăng cao và bà con nông dân lại phải đối mặt với khó khăn hơn. Anh Đỗ Văn Hưng, ở thôn Xuân Thành, xã Đức Minh (Đắk...