Nga dự định chế tạo vũ khí nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân
Grazer sẽ là vũ khí đáng sợ và hiệu quả nhất mà nền quân sự hiện nay có thể nghĩ ra, báo Nga cho biết.
Tuần báo Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga mới đây cho biết bệ phát Grazer, hay máy phát sóng hấp dẫn, có thể dễ dàng phá hủy mọi hệ thống tên lửa phòng không và tàu ngầm hạt nhân của đối phương nếu được đặt ở trong quỹ đạo gần Trái Đất.
Nga sẽ là quốc gia đầu tiên triển khai động cơ lượng tử vào vũ trụ. (Ảnh: flickr.com)
“Loại vũ khí phát ra sóng hấp dẫn này là thứ đáng sợ và hiệu quả hơn tất cả những gì mà nền quân sự hiện nay có thể nghĩ ra”, tờ báo này khẳng định.
Lý do là khi sử dụng loại vũ khí này để tấn công, nó sẽ không để lại những hậu quả thứ cấp kiểu như gây ô nhiễm môi trường như những loại vũ khí hạt nhân đã biết đến.
Động cơ lượng tử. (Ảnh: newstraker.ru)
“Lý thuyết để chế tạo ra những vũ khí kiểu như này đã được phát triển từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước bởi nhà khoa học người Belarus, Giáo sư Albert Weinik. Trong khi đó, phương pháp phân tích toán học cổ điển mà Vladimir Leonov áp dụng lại đang mở ra cho chúng ta con đường bước sang kỷ nguyên mới với những viễn cảnh tuyệt vời, nhưng cũng không kém phần đáng sợ”, tuần báo viết.
Video đang HOT
Nhà vật lý học, cơ học thiên tài người Nga Vladimir Leonov. (Ảnh: quanton.ru)
Tác giả của bài báo có đề cập đến việc lý thuyết “động cơ lượng tử”, do nhà khoa học Vladimir Leonov phát kiến ra. Được biết, ông Leonov được công nhận “cha đẻ của lý thuyết về chuyển động không phản ứng trong không gian không điểm tựa”. Những thành tựu của nhà khoa học này chính là nền tảng để tạo ra các loại vũ khí mới trong tương lai.
Động lực lượng tử. (Ảnh: quanton.ru)
Cần lưu ý rằng, ở thời Xô Viết, các lý thuyết của Leonov chưa được cộng đồng khoa học chấp nhận. Thậm chí, ông còn bị gọi là kẻ bịp bợm. Tuy nhiên, các phát kiến của ông, được cho là, đã được ứng dụng thành công tại Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà khoa học Nga tham gia cuộc thử nghiệm động cơ lượng tử KVD-1-2009 ngày 3/3/2018. (Ảnh: quanton.ru)
Vào tháng 3 năm nay, trên tạp chí “ Lĩnh vực hàng không – vũ trụ” có đăng tải một bài báo nói về việc Nga đã chế tạo ra một “động cơ lượng tử” không phản ứng, không tên lửa. Theo đó, vào ngày 3/3/2018 động cơ này đã vượt qua được các cuộc thử nghiệm. Trong lúc thử nghiệm, động cơ này đã tạo ra lực đẩy 115 Newton/ kilowatt, cao gấp 165 lần so với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng truyền thống.
Động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. (Ảnh: memuk.org)
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại không công nhận lý thuyết này, bởi nó giả định sự tồn tài của một lực cơ bản thứ năm trong tự nhiên, trong khi vật lý hiện đại ngày nay chỉ mới thừa nhận sự tồn tại của 4 lực cơ bản là: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực “mạnh” và lực “yếu”.
(Nguồn: Topwar)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Hedwig Kohn là ai mà được Google vinh danh hôm nay?
Google Doodle hôm nay kỷ niệm 132 ngày sinh của nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn, một nhà vật lý Đức nổi tiếng, người đã thoát khỏi sự săn lùng của phát xít Đức.
Hedwig Kohn sinh năm 1850 tại Breslau, ngày nay là Wroclaw, Ba Lan, trong một gia đình Do Thái khá giả. Bà vào đại học Breslau năm 1907, một năm trước khi phụ nữ được phép chính thức trúng tuyển.
Tuy nhiên, bà Kohn vào đại học với tư cách chính thức là người kiểm tra sổ sách. Bà là người phụ nữ thứ hai trong khoa vật lý của trường, có bằng tiến sĩ năm 1913 và sớm làm việc tại trường.
Trong Thế chiến thứ nhất, bà ở lại trường và là một trong ba phụ nữ được dạy môn vật lý tại các trường đại học Đức.
Trong chiến tranh, bà đảm nhận khối lượng giảng dạy lớn và hướng dẫn luận án tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh. Bà thậm chí được nhận huy chương vì sự phục vụ sau chiến tranh.
Hedwig Kohn. Ảnh: Jewish Women's Archive
Nhưng sự trỗi dậy của Adolf Hitler và Đức Quốc xã khiến bà bị truy lùng và buộc phải bỏ trốn. Là một phụ nữ Do Thái, bà bị cấm giảng dạy vào năm 1933 và những năm tiếp theo phải làm công việc nghiên cứu về vật lý công nghiệp.
Bà đã mất nhiều năm để cố gắng có được thị thực sang Mỹ, nhưng một loạt rào cản đã làm chậm quá trình, bao gồm cả hồ sơ chuyên môn tương đối thấp và việc bà là một người Đức.
Năm 1940, khi Thế chiến hai hoành hành ở Châu Âu, cuối cùng bà có được thị thực Mỹ và chạy sang Mỹ, nơi bà có thể tiếp tục giảng dạy, đầu tiên là ở Trường Phụ nữ, Đại học Bắc Carolina, sau đó là Trường Wellesley, Đại học Massachusetts cho đến năm 1952.
Bà rời đến Stockholm, Thuỵ Điển vào ngày 12.10.1952 và đi tàu xuyên Siberia đến Vladivostock, rồi quay về Mỹ 2 tháng sau đó.
Sau khi nghỉ hưu, bà Kohn đảm nhận vị trí nghiên cứu tại Đại học Duke, nơi bà hướng dẫn luận án tiến sĩ và tiếp tục công việc nghiên cứu về ứng dụng ngành chiếu sáng - công việc mà bà bắt đầu vào năm 1912.
Trong suốt cuộc đời đam mê vật lý của mình, các công trình của nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn đã tạo ra hơn 20 ấn phẩm, một bằng sáng chế và hàng trăm trang sách giáo khoa về lĩnh vực X-quang.
Ngoài ra, giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn còn phát triển phép đo bức xạ kế, viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học, 270 trang trong văn bản vật lý hàng đầu ở Đức trong những năm 1930-1940.
Nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn qua đời năm 1964 ở tuổi 77 tại Mỹ.
SONG MINH
Theo Lao động
Giải mã giấc mơ: mơ thấy đám cưới là điềm báo cát tường hay xui xẻo? Không ít người trong đời đã từng một lần mơ thấy mình làm đám cưới. Có thể là kết hôn với lạ, với người yêu cũ hoặc với chính người bạn đời hiện tại. Hãy cùng giải mã giấc mơ phân tích ý nghĩa và điềm báo của giấc chiêm bao này. Chiêm bao thấy mình làm đám cưới có nhiều ý nghĩa...