Nga dọa đáp trả EU do lệnh trừng phạt về vụ Navalny
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cảnh báo Moskva sẽ đáp trả xứng đáng lệnh trừng phạt của châu Âu về vụ Navalny và có thể nhắm vào Đức, Pháp.
“Không nghi ngờ gì nữa, các biện pháp đáp trả tương ứng sẽ được thực hiện. Vì các lệnh trừng phạt được đưa ra mang tính cá nhân, nên phản ứng đáp trả cũng sẽ như vậy”, Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho biết ngày 17/10.
Chizhov cảnh báo các biện pháp đáp trả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ song phương giữa Moskva với Berlin và Paris, thêm rằng Đức và Pháp chính là hai nước đứng sau các lệnh trừng phạt của EU.
Đại sứ Nga cho hay nước này có thể coi các lệnh trừng phạt mới từ châu Âu là “hành động đơn phương, trái pháp luật, giống như tất cả các lệnh trừng phạt trước đây”. Ông nhấn mạnh Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Video đang HOT
Alexei Navalny tại Moskva, Nga tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
EU hôm 15/10 đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 quan chức và một tổ chức khoa học Nga do cáo buộc liên quan đến vụ Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngay lập tức gọi động thái của EU là “bước đi không thân thiện có chủ đích” và gây tổn hại tới quan hệ với Nga. Peskov lấy làm tiếc về quyết định “khiến mối quan hệ giữa EU và Moskva bị đe dọa chỉ vì một người mà châu Âu tin là thủ lĩnh của một số hình thức đối lập”, đề cập đến Navalny.
Navalny từng cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau việc ông đổ bệnh và phải sang Đức điều trị. Navalny khẳng định ông bị đầu độc, trong khi Nga cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Tổng thống Putin còn cho rằng Navalny “có thể đã tự đầu độc” trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là “kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ”.
EU trừng phạt loạt cố vấn cấp cao của Putin
EU trừng phạt 7 trợ lý cấp cao của Tổng thống Nga, gồm "Đầu bếp riêng của Putin", vì vụ Navalny và hoạt động của lính đánh thuê ở Libya.
Liên minh châu Âu (EU) hôm nay cáo buộc tỷ phú Yevgeny Prigozhin, người được gọi là "Đầu bếp riêng của Putin" vì công ty của ông này cung cấp dịch vụ ăn uống cho Điện Kremlin, đang phá hoại hòa bình ở Libya bằng cách hỗ trợ công ty quân sự tư nhân Wagner Group.
Tỷ phú Prigozhin từng bị Mỹ trừng phạt vì liên quan tới lực lượng lính đánh thuê tư nhân Wagner, vốn bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc xung đột ở châu Phi.
Theo EU, Prigozhin có "liên kết chặt chẽ, gồm cả về tài chính, với công ty quân sự tư nhân Wagner Group". "Bằng cách này, Prigozhin tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động của Tập đoàn Wagner ở Libya, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh của nước này", EU cho hay.
EU cho biết Wagner đã vi phạm "nhiều lần" lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya. Lệnh trừng phạt đồng nghĩa Prigozhin bị cấm đến EU và bất kỳ tài sản nào của ông trong khối sẽ bị đóng băng. Các công dân và công ty EU cũng bị cấm cung cấp tiền cho Prigozhin.
Tỷ phú Yevgeny Prigozhin, người được gọi là "Đầu bếp riêng của Putin". Ảnh: TASS.
Các biện pháp trừng phạt tương tự được EU công bố hôm nay với 6 quan chức cấp cao khác của Nga, gồm Giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov, cũng như Sergei Kirienko và Andrei Yarin, hai trợ lý cấp cao của Tổng thống Vladimir Putin vì cáo buộc liên quan cái mà EU gọi là vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Alexei Navalny.
"Do Navalny đang bị giám sát vào thời gian bị đầu độc, việc kết luận rằng vụ đầu độc chỉ có thể xảy ra liên quan tới FSB là hợp lý", tuyên bố của EU cho biết, thêm rằng Yarin là một phần của lực lượng đặc nhiệm có nhiệm vụ chống lại ảnh hưởng của Navalny bằng cách làm mất uy tín của lãnh đạo đối lập này.
EU cũng trừng phạt Viện Nghiên cứu Khoa học Nhà nước về Hóa học và Công nghệ Hữu cơ Nga (GosNIIOKhT), cơ quan được cho là chịu trách nhiệm tiêu hủy kho vũ khí hóa học được kế thừa từ Liên Xô.
"Với bước đi này, EU đã làm tổn hại đến quan hệ với đất nước chúng tôi", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm nay khi được hỏi về phản ứng của Nga, đồng thời mô tả biện pháp này là "bước đi không thân thiện có chủ đích" của EU và tuyên bố sẽ đáp trả.
Peskov cho rằng động thái này không có bất cứ logic nào và lấy làm tiếc về quyết định "khiến mối quan hệ giữa EU và Moskva bị đe dọa chỉ vì một người mà châu Âu tin là thủ lĩnh của một số hình thức đối lập", đề cập đến Navalny.
EU nhất trí trừng phạt Nga vì vụ Navalny Các nước EU thống nhất đề xuất được Pháp và Đức đưa ra, trong đó kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Navalny. Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về mặt nguyên tắc với các đề xuất cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ đầu độc lãnh...