Nga đình chỉ hoàn toàn tham gia CFE ở châu Âu
Bộ Ngoại giao Nga thông báo bắt đầu từ ngày hôm nay 11/3, Mátxcơva sẽ đình chỉ việc tham gia nhóm tham vấn chung về Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (gọi tắt là CFE).
Theo Bộ Ngoại giao Nga, Mátxcơva đã quyết định đình chỉ việc tham dự các cuộc họp của Nhóm tham vấn chung từ ngày 11/3, qua đó hoàn tất việc ngừng tham gia hiệp ước CFE đã được Nga tuyên bố hồi năm 2007.
(Ảnh minh họa: Tass)
Trong khi đó, Ông Anton Mazur, Trưởng phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, thông báo: “Trong nhiều năm, Nga đã cố gắng hết sức để duy trì cơ chế kiểm soát vũ khí và là quốc gia nêu sáng kiến về việc thảo luận quá trình áp dụng CFE tại các nước, cũng như là quốc gia phê chuẩn Hiệp định về thông qua CFE”.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, kể từ năm 2011, đối thoại với NATO về tương lai của các cơ chế kiểm soát đã không còn được tiến hành tại Nhóm than vấn chung. Chưa kể đây Nhóm tham vấn đang trở thành diễn đàn bị các nước phương Tây kêu gọi Nga quay lại với CFE cũ mà Mátxcơva cho rằng không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”, ông Mazur khẳng định.
Với những lý do nêu trên, xem xét cả các lợi ích về chính trị, kinh tế, tài chính, Nga quyết định không tham gia vào các cuộc họp của nhóm tham vẫn nữa. Belarus sẽ thay mặt Nga với tư cách đại diện trong nhóm này. Tuy nhiên, Mátxcơva khẳng định vẫn để ngỏ khả năng “tiếp tục đối thoại về kiểm soát vũ khí thông thường tại châu Âu nếu các đối tác trở nên sẵn sàng”.
Hiệp ước CFE được ký kết giữa hai khối liên minh chính trị quân sự là khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO và khối Hiệp ước Warsaw trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo hiệp ước này, các bên tham gia ký kết CFE phải cắt giảm 2 lần số xe tăng, trọng pháo, máy bay chiến đấu, trực thăng và các thứ vũ khí hạng nặng khác của lục quân.
Tuy nhiên, theo quy định của CFE hồi năm 1999, Nga đã từng phải nhượng bộ lớn khi cắt giảm hơn 20.000 vũ khí và thiết bị quân sự. Việc rút khỏi CFE sẽ giúp Mátxcơva tăng cường khả năng phòng thủ, trong bối cảnh mối quan hệ Mátxcơva và phương Tây đang trở nên căng thẳng liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Tass
NATO kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với Nga
Ngày 10/6, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt giữa châu Âu và Bắc Mỹ trong việc đối phó với các nguy cơ và mối đe dọa.
Phát biểu tại Hội nghị dự án mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương ở Brussels, ông Rasmussen nói: "Sự quyết tâm và đoàn kết xuyên Đại Tây Dương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với tất cả những thách thức phức tạp này. NATO là công cụ chính trị và quân sự duy nhất cho phép chúng ta hội tụ sự quyết tâm xuyên Đại Tây Dương và biến nó thành hành động thống nhất".
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen (phải)
Cũng tại hội nghị, Tổng Thư ký NATO bày tỏ hy vọng các đồng minh châu Âu sẽ cam kết tăng chi tiêu quốc phòng tại hội nghị thượng đỉnh khối vào tháng 9 tới để hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ rằng châu Âu cần nỗ lực hơn để tự bảo vệ mình trước một nước Nga đang hồi sinh.
Ông Rasmussen kỳ vọng các nhà lãnh đạo NATO nhóm họp vào ngày 4-5/9 tới tại Wales sẽ thông qua "một tuyên bố xuyên Đại Tây Dương, một mặt tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Âu... mặt khác tái khẳng định cam kết của châu Âu đảm bảo chia sẻ hợp lý các chi phí và trách nhiệm".
Theo NATO, Nga đã tăng 50% chi tiêu quốc phòng trong 5 năm qua trong khi các nước NATO lại cắt giảm 20% chi phí này.
Theo Vietnam
Nga tố NATO gây chia rẽ về Ukraine Các quan chức Nga bác bỏ những lo ngại "vô căn cứ" của Kiev và phương Tây về việc quân đội Nga hiện diện gần biên giới Ukraine, đồng thời cáo buộc NATO cùng Washington đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Xe tăng của Nga trong cuộc tập trận ở gần biên giới Ukraine hồi cuối tháng 2. Ảnh:RIA Novosti...