Nga đẩy mạnh hệ thống nhận dạng khuôn mặt
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt ngày càng trở nên phổ biến ở thủ đô Moscow của Nga kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, từ thanh toán tại nhà ga tàu điện ngầm cho đến siêu thị.
Một khách hàng dùng hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt tại quầy tự thanh toán trong một siêu thị ở Moscow, Nga
Ban đầu, chính quyền thủ đô Moscow tăng cường lắp đặt camera an ninh tại những nơi công cộng và sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt như một công cụ để thực thi lệnh phong tỏa phòng Covid-19. Sau đó, hệ thống nhận dạng khuôn mặt được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác, mới nhất là hình thức thanh toán không tiếp xúc.
Công ty X5 Group, nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu của Nga, ngày 10.3 công bố triển khai hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt tại hàng chục siêu thị ở thủ đô Moscow.
Theo tờ Kommersant, nhà chức trách Nga đang nỗ lực mở rộng sáng kiến thu thập dữ liệu sinh trắc học nhưng bày tỏ sự thất vọng trước tiến độ chậm chạp kể từ khi triển khai vào năm 2018. Tờ báo cho rằng nhà chức trách hy vọng số lượng người đăng ký dữ liệu sinh trắc học hiện là 164.000 người sẽ tăng lên 70 triệu người trong 2 năm tới.
Video đang HOT
X5 Group đặt mục tiêu triển khai hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt tại khoảng 3.000 siêu thị trên toàn quốc vào cuối năm nay. “Hệ thống này mang đến sự tiện lợi cho khách hàng vì họ không cần mang theo ví hoặc lấy điện thoại ra khỏi túi. Khách hàng chỉ cần sử dụng một nút ấn và thanh toán bằng khuôn mặt”, ông Ivan Melnik, Giám đốc phụ trách đổi mới công nghệ của X5 Group, nói với AFP.
X5 Group phối hợp với Công ty dịch vụ tài chính Mỹ Visa và Ngân hàng Sberbank (Nga) phát triển hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt, đồng thời hứa hẹn hệ thống này sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, giúp ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính.
Nhu cầu thanh toán không tiếp xúc
Cuộc khảo sát mới đây của Visa cho thấy 70% người Nga có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt và đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu giao dịch không tiếp xúc ngày càng tăng. Hệ thống này sẽ được trang bị cho dịch vụ thanh toán tự phục vụ của Sberbank sau khi ngân hàng này cho phép khách hàng đăng ký tính năng nhận dạng khuôn mặt để thanh toán từ tài khoản của họ.
Ngoài các siêu thị, người dân ở Moscow giờ đây cũng có thể sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thanh toán vé tàu điện ngầm, theo Hãng tin Interfax.
Để sử dụng hệ thống “Face Pay” (thanh toán bằng khuôn mặt), người đi tàu điện ngầm phải sở hữu tài khoản ngân hàng có lưu dữ liệu sinh trắc học, ông Andrei Kichigin, người đứng đầu cơ quan an ninh tàu điện ngầm, nói với Interfax.
Lo ngại quyền riêng tư bị xâm phạm
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt chứng minh sự hiệu quả trong thời buổi hạn chế tiếp xúc vì Covid-19 và được nhiều người Nga hoan nghênh, theo AFP. “Thật tuyệt vời vì thế kỷ 21 là kỷ nguyên của công nghệ”, AFP dẫn lời anh Andrei Epifanov, một nhân viên ngân hàng 28 tuổi.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ chính quyền lợi dụng công nghệ để tăng cường giám sát người dân; nguy cơ dữ liệu cá nhân bị rò rỉ hoặc bị sử dụng mà không có sự đồng ý của người dân.
Hãng tin TASS hồi tháng 2 dẫn lời một sĩ quan cảnh sát giấu tên tiết lộ camera nhận dạng khuôn mặt được sử dụng để xác định những người biểu tình ở Moscow. Đầu tháng 3, chính quyền thủ đô Moscow cho biết tất cả ga tàu điện ngầm đã được trang bị camera nhận dạng khuôn mặt (khoảng 100.000 camera), phục vụ thanh toán và nhận dạng hành khách. “Tuy nhiên, chỉ những đối tượng nằm trong danh sách truy nã mới bị kiểm tra”, ông Andrei Kichigin nói.
Instagram bị cáo buộc vì thu thập dữ liệu sinh trắc học
Mạng xã hội Instagram mới đây đã bị cáo buộc thu thập dữ liệu sinh trắc học trái phép của khoảng 100 triệu người dùng.
Mới đây, theo trang Business Insider, một vụ kiện tập thể đã được gửi lên công ty mẹ của Instagram, là Facebook, về việc ứng dụng này đã thu thập dữ liệu sinh trắc học khi chưa được sự cho phép của người dùng.
Theo đó, việc cáo buộc này dựa theo luật của bang Illinois. Đạo luật cấm các công ty thu thập dữ liệu sinh trắc học của mọi người, chẳng hạn như quét nhận dạng khuôn mặt, khi không được họ biết hoặc đồng ý. Trước đó, Facebook đã đề nghị trả 650 triệu USD để giải quyết một vụ kiện liên quan đến công cụ gắn thẻ khuôn mặt được triển khai trên Facebook mà không được sự đồng ý của người dùng ngay tháng trước.
Instagram bị kiện tập thể vì thu thập dữ liệu sinh trắc học
Về vụ kiện lần này, phía nguyên đơn cho rằng Instagram có một công cụ gắn thẻ dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định từng cá nhân và rồi tạo ra hình mẫu khuôn mặt được lưu sẵn trong kho dữ liệu của mình. Hơn nữa, họ còn cho rằng công cụ này đã tự động quét cả khuôn mặt của những người xuất hiện trong bài đăng của bạn bè, ngay cả khi họ không dùng mạng xã hội và không đồng ý các điều khoản này.
"Một khi Facebook có được sinh trắc học từ kho dữ liệu của Instagram, họ sẽ sử dụng chúng để tăng cường khả năng nhận dạng khuôn mặt trên tất cả nền tảng của mình, bao gồm cả ứng dụng Facebook và chia sẻ thông tin dữ liệu đến nhiều thực thể khác nhau. Facebook làm tất cả điều này mà không cung cấp bất kỳ yêu cầu nào theo luật Illinois", phía nguyên đơn viết.
Vụ kiện lần này gây thiệt hại cho khoảng 100 triệu người
Theo đó, vụ kiện mới liên quan đến Instagram lần này có thể gây thiệt hại cho khoảng 100 triệu người dùng Instagram. Theo luật của Illinois, Facebook sẽ có thể phải trả từ 1.000 USD đến 5.000 USD cho mỗi vi phạm. Xét toàn bộ thiệt hại của vụ kiện có thể lên đến 500 tỷ USD nếu Facebook bị xác nhận có vi phạm.
Amazon buộc nhân viên thỏa hiệp bị giám sát hoặc mất việc Ông lớn thương mại điện tử Amazon đang vấp phải sự lên án từ dư luận, do gò bó người lao động và thậm chí vi phạm quyền riêng tư bằng cách sử dụng camera AI để giám sát. Theo nguồn tin từ tờ Vice, các tài xế giao hàng của Amazon ở Mỹ phải ký "biểu mẫu đồng ý sinh trắc học"...