Nga đầu hàng vì không chịu nổi giá dầu thấp?
Nga đã ngỏ ý đàm phán về giá dầu với cả đối thủ Saudi Arabia nhưng chưa được chấp nhận.
Nga xuống thang
Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết trong ngày 16/2, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak sẽ hội đàm không chính thức với người đồng cấp Saudi Arabia, Ali al-Naimi tại thủ đô Doha của Qatar để thảo luận về thị trường dầu mỏ.
Tham gia cuộc gặp này còn có Bộ trưởng dầu mỏ Eulogio del Pino của Venezuela, thành viên có ảnh hưởng trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak
Các bộ năng lượng của Nga và Saudi Arabia đã từ chối bình luận về thông tin trên Bloomberg. Trước đó, Riyadh đã bác bỏ khả năng giảm sản lượng để hậu thuẫn giá dầu thế giới, cho rằng thị trường cần tự điều tiết theo tình hình.
Đây là động thái “xuống thang” tiếp theo của Moskva trong bối cảnh giá dầu mỏ thế giới tiếp tục duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nga.
Hôm 2/2, Nga cũng đơn phương tuyên bố sẵn sàng tổ chức một cuộc gặp với các cường quốc dầu mỏ trên thế giới để trao đổi về sản lượng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi đó đang ở thăm UAE khẳng định Moskva “sẵn sàng cho các hình thức hợp tác khác, nếu như có mối quan tâm chung trong việc tổ chức một cuộc gặp giữa các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu mỏ”.
Video đang HOT
Người dân Moskva xếp hàng mua thực phẩm dịp Năm mới 2016
Bất chấp thái độ “nhún nhường” của Nga, OPEC cho biết vẫn chưa lên kế hoạch đối thoại về hỗ trợ giá dầu với Nga cũng như các quốc gia không thuộc tổ chức này.
Tờ Độc lập của Nga mới đây phải thừa nhận Moskva đã thất bại trong việc thuyết phục Saudi Arabia giảm bớt sản lượng dầu mỏ nhằm ngăn chặn tình trạng giá dầu thế giới liên tục dò đáy mới.
Nga còn sẵn sàng đầu hàng, khi quyết định giảm 5% sản lượng dầu mỏ của mình, nhưng dường như OPEC cũng không chấp nhận.
Sau tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng (tương đương 500.000 thùng/ngày) do Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đưa ra, giá dầu trên thị trường thế giới đã có cú nhảy vọt gần 8%. Đây được coi là “phép lạ” khi giá dầu thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng 36USD/thùng.
Giới phân tích cho rằng Nga đang lặp lại bài cũ vào cuối những năm 1980 nhằm tìm kiếm “phép lạ” khôi phục giá dầu. Khi đó, Nga đã cắt giảm khai thác gần 20% do giá dầu thế giới thấp và mức thuế cao.
Cùng với Nga, Venezuela cũng có những hành động “đầu hàng” tương tự. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã lên kế hoạch thăm một loạt quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, trước hết là Nga, Qatar, Iran, Saudi Arabia…
Nga đã đầu hàng khi công bố quyết định cắt giảm 5% sản lượng dầu mỏ?
Nhà lãnh đạo này cho rằng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ cần phải “hoàn toàn nhất trí với nhau” trong chiến lược khai thác dầu mỏ.
Trước đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio del Pino và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng đã thảo luận qua điện thoại về tình hình thị trường dầu mỏ thế giới.
Trong tháng 2/2016, các nước xuất khẩu dầu mỏ và OPEC nhóm họp để thảo luận việc cắt giảm sản lượng. Đây chính là nguyên nhân thứ hai dẫn đến “hiện tượng lạ” dầu tăng giá.
Tuy nhiên, giá dầu mỏ đã quay đầu giảm sau khi có thông tin từ OPEC rằng họ chưa nghe thấy bất kỳ kế hoạch nào cho cuộc đàm phán và Saudi Arabia vẫn chưa đề xuất cắt giảm sản lượng dầu.
Một nguồn tin từ OPEC và thân cận với các chính sách của Saudi Arabia cũng như báo chí nước này cũng luôn khẳng định Riyadh không có ý định thảo luận với Nga về việc giảm sản lượng dầu.
Theo_Báo Đất Việt
Máy bay Nga "oanh tạc" bầu trời châu Âu
Các chuyên gia Nga sẽ tiến hành một chuyến bay thanh sát trên không phận của Hy Lạp từ ngày 8-12/2. Thông tin trên vừa được người đứng đầu Trung tâm Cắt giảm Rủi ro Hạt nhân Quốc gia của Nga - ông Sergei Ryzhkov đưa ra hôm nay (8/2).
"Một chuyến bay thanh sát với tầm hoạt động tối đa là 1010 km sẽ được tiến hành từ ngày 8-12/2 từ trường bay Nea Anchialos ở các vùng trời mở", ông Ryzhkov cho hay.
Chuyến bay thanh sát lần này sẽ được thực hiện trên máy bay An-30B của Nga.
Đây là chuyến bay thanh sát thứ 2 của Nga trong năm 2016 trên bầu trời của các quốc gia ký kết Hiệp ước Bầu trời Mở.
Các chuyên gia của Nga cũng sẽ có mặt trên khoang máy bay để giám sát việc sử dụng các thiết bị và đảm bảo các thanh sát viên Mỹ Nga tuân thủ hiệp ước Bầu Trời Mở. Không một loại vũ khí nào được có mặt trên khoang máy bay.
"Những chuyến bay giám sát được thực hiện nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các quốc gia thành viên tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở, và tăng cường an ninh thông qua những biện pháp đáng tin cậy", ông Ryzhkov giải thích.
Hiệp ước Bầu trời Mở được đưa ra theo một sáng kiến của Tổng thổng Mỹ khi đó là George H.W.Bush. Hiệp ước là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan. Đến nay, đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này.
Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy.
Hiệp ước trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải).
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Những nước có quân đội lớn nhất thế giới Thế giới hiện nay ngày càng được quân sự hóa khi các quốc gia liên tiếp tăng cường sức mạnh quân sự. Báo Express của Anh đã đưa ra danh sách những nước có quân đội lớn nhất thế giới. Ảnh VTV 9. Thổ Nhĩ Kỳ - 510.600 quân nhân tại ngũ Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên lớn thứ hai của...