Nga đau đầu vì láng giềng
Vài láng giềng đang xây hàng rào ngăn cách biên giới với Nga, đồng ý để Mỹ đặt vũ khí, cấm hãng thông tấn Nga mở văn phòng đại diện…
Nga đang trải qua một cơn đau đầu kéo dài với các nước láng giềng. Mới đây nhất, ngày 29/8, Nga cho biết Latvia đã từ chối cấp giấy phép cho Hãng thông tấn nhà nước Nga Rossiya Segodnya mở văn phòng đại diện tại nước này, đồng thời coi đó là hành động phân biệt đối xử.
Một vài láng giềng Nga xây hàng rào ngăn cách biên giới.
Rossiya Segodnya là công ty mẹ của hai hãng tin RIA Novosti và Sputnik. Người đứng đầu Rossiya Segodnya, ông Dmitry Kiselyov là nhân vật chỉ trích mạnh mẽ phương Tây.
Năm ngoái, Latvia đã cấm kênh truyền hình nhà nước Nga phát sóng trong nhiều tháng.
Cùng với hành động này, vào tháng 5 vừa qua, Latvia cùng với hai nước Baltic khác là Lithuania và Estonia đã đề nghị NATO triển khai hàng nghìn quân trên lãnh thổ của ba nước như một biện pháp răn đe Nga.
Trong khi đó, phía Ba Lan mới đây thông báo, các thiết bị quân sự của Mỹ sẽ được chuyển đến miền tây và đông bắc của nước này vào giữa năm 2016. Một quan chức Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters từ hồi tháng 6/2015 rằng, Lầu Năm Góc sẽ chuyển tới đây các xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và nhiều vũ khí hạng nặng khác để cho hơn 5.000 binh lính sử dụng.
Ở một diễn biến khác có liên quan, các nước Ukraine, Ba Lan, Estonia lại xây hàng rào ngăn cách biên giới với Moscow.
Theo đó, Chính phủ Estonia đã thông qua kế hoạch xây dựng bức tường dọc theo biên giới đất liền với Nga. Chiều cao của bức tường ngăn sẽ là 2,5 mét, còn chiều dài tổng cộng là vảo khoảng 108 km đường biên giới.
Nguồn tin từ lực lượng biên phòng của Estonia lưu ý rằng, để canh phòng chặt chẽ, nước này sẽ cho lắp đặt trên hàng rào này các hệ thống camera, máy ảnh tự động và cả các phương tiện bay trinh sát không người lái.
Video đang HOT
Ngoài ra, Estonia còn dự kiến lắp đặt rào chướng ngại ngăn chặn sự di chuyển của động vật hoang dã để bổ sung cho tường ngăn. Tại các khu vực đất đầm lầy ngập nước ven biên sẽ không có hàng rào mà chỉ cắm cột mốc và tiếp tục mở thêm các tuyến kiểm soát.
Tương tự, hồi đầu tháng 4/2015, Ba Lan cũng đã quyết định tăng cường ngăn chặn và theo dõi đường biên giới giữa nước này và tỉnh Kaliningrad của Nga. Đây là tỉnh ngoại biên của Nga, nằm lọt giữa Belarus và một số quốc gia NATO như Ba Lan, Latvia…
Nước này dự định sẽ tăng cường quan sát và khống chế khu vực biên giới giáp với Kaliningrad, bằng cách xây những tháp quan sát cao 35 và 50 mét dọc theo toàn tuyến biên giới, lắp đặt các thiết bị quan sát để kiểm soát biên giới suốt ngày đêm.
Theo con số thống kê của lực lượng Bộ đội biên phòng nước này, để xây dựng hàng trăm tháp canh có chiều cao tương đương các tòa nhà từ 11 đến 15 tầng này, bao trọn toàn bộ 200 km biên giới giữa Nga và Ba Lan, ngân sách quốc gia của Ba Lan sẽ tốn khoảng 4 triệu USD.
Còn Ukraine vào tháng 9/2014 đã khởi công xây dựng một công trình siêu lớn là hệ thống hàng rào, hào chống tăng, ngăn cách biên giới nước mình thuộc các khu vực quân chính phủ còn kiểm soát được, thuộc 2 tỉnh Donetsk và Lugansk.
Được biết, công trình này được triển khai với kế hoạch tạo ra hai tuyến phòng thủ, nằm trong khuôn khổ “Kế hoạch tái thiết đất nước”. Khối lượng công việc gồm khoảng 500 km giao thông hào, các tháp canh cao 17m, hơn 8.000 hố dành cho phương tiện quân sự, hơn 4.000 hầm và khoảng 60 km hào chống tăng.
Phần đất biên giới về phía Ukraine sẽ xây dựng hào rộng 4m và sâu 2m, nhằm chống sự xâm nhập của xe tăng, thiết giáp và các thiết bị tự hành hay xe kéo khác, hàng rào và các biển báo cũng sẽ được trang bị hệ thống giám sát quang điện tử, các tháp canh và các kết cấu giám sát khác.
Trước động thái của các nước láng giềng, đặc biệt là việc NATO đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga, Moscow chắc chắn không thể ngồi yên.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Loạt ảnh lạ về biên giới giữa các quốc gia
Một cầu cũ là biên giới tự nhiên giữa Costa Rica và Panama, trong một hàng rào với chiều dài vài nghìn km ngăn cách Mỹ với Mexico.
Ảnh vệ tinh của NASA về biên giới giữa Haiti khô cằn và Cộng hòa Dominica với địa hình phủ xanh hơn.
Biên giới giữa Ai Cập (trái) và Israel trong một ảnh do phi hành gia chụp từ Trạm vũ trụ không gian quốc tế (ISS). Đây là một trong số ít vùng biên giới mà con người có thể nhìn rõ từ vũ trụ. Vùng dân cư dọc biển Địa Trung Hải là Dải Gaza.
Eo biển Bering ngăn cách bán đảo Seward, bang Alaska, Mỹ với bán đảo Chukotskiy Poluostrov thuộc Nga. Quần đảo Diomede (gồm hai đảo lớn và đảo nhỏ) nằm giữa eo biển này. Tuy nằm cạnh nhau, nhưng đảo Diomede Lớn có múi giờ theo nước Nga, còn đảo Diomede nhỏ tính giờ theo Mỹ. Giờ chính thức giữa Nga và Mỹ chênh nhau 21 tiếng.
Thác Iguaza chính là biên giới tự nhiên nằm giữa bang Parana của Brazil với tỉnh Misiones của Argentina.
Hàng rào biên giới dọc Mỹ và Mexico. Bang Baja California của Mexico nằm bên trái hàng rào, còn thành phố San Diego thuộc bang California của Mỹ nằm bên phải.
Hàng rào Mỹ - Mexico trải dài đến tận vùng nông thôn ở bang Arizona. Dòng người tị nạn Mexico luôn tìm cách vượt qua hàng rào để nhập cư trái phép sang Mỹ.
Biên giới giữa Mỹ và Canada là một trong những vùng biên dài nhất thế giới, với chiều dài hơn 8.800 km. Thác Niagara ngăn cách giữa hai nước, với lãnh thổ Canada nằm bên trái còn khu vực thuộc Mỹ nằm bên phải.
Trong cùng một phòng đọc ở thư viện Haskell, người ta phân chia biên giới bằng một đường kẻ đen. Phần thuộc về Mỹ nằm bên trái, đất của Canada nằm bên phải.
Biên giới giữa Costa Rica và Panama là một cầu cũ trên sông Sixaola. Mỗi ngày, nhiều khách bộ hành và xe cộ sử dụng cây cầu này.
Biên giới giữa Pháp và Italy vào lúc 23h từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Ba vùng ánh sáng mạnh lần lượt là thành phố Torino (Italy), Lyon và Marseille (Pháp).
Theo_Giáo dục thời đại
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng phóng thử tên lửa từ tàu ngầm Việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm "rất nguy hiểm và đáng lo ngại", các quan chức Hàn Quốc hôm nay (11/5) tuyên bố và chỉ ra rằng Bình Nhưỡng có thể đưa một bệ phóng vào hoạt động chỉ trong 2-3 năm tới. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần thị sát hải quân nước...