Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines – Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình “hành chính hóa” cái gọi là “hoạt động quản lý” đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.
Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất
Không chỉ tăng cường “hoạt động quản lý” bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh “cấm đánh bắt cá trên biển Đông” để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.
Thạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc
Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là “Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển”, có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Cái văn bản điều lệ “quái gở” này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là “chủ quyền” một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.
Điều đó càng cho thấy cái lệnh “cấm đánh bắt cá trên biển Đông” cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai “điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển” thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.
Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5 website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận – PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.
Video đang HOT
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines
“Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông”, Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, “Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp.”
Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp “song phương” giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác
Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.
Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga – Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Nếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì “luật chơi” Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.
Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.
Tàu chiến hạm đội Nam Hải – sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng
Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động “phân tách” các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa”, cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.
Theo GDVN
Biển Đông: Tàu chiến TQ mang theo tên lửa vẫn áp sát Philippines
Hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang "lởn vởn" gần vùng biển Philippines. 5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất ngờ xuất hiện tại cảng Subic gần bãi cạn Scarborough.
Sau hơn một tháng qua, căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hôm nay 20/5 cựu Tổng thống Philippines bà Arroyo lần đầu tiên lên tiếng kêu gọi lãnh đạo cấp cao hai nước đối thoại trực tiếp với nhau.
Cựu Tổng thống Philippines Arroyo ngày còn tại chức
Trên website quỹ Hòa bình phát triển Arroyo, cựu Tổng thống Philippines cho đăng bài "Trung Quốc, Mỹ, Philippines - giữ lấy thể diện" khuyến cáo đương kim Tổng thống Aquino, ngoài việc đàm phán với Mỹ thông qua kênh ngoại giao, quốc phòng, ông nên cử Phó tổng thống Jejomar Binay trực tiếp đàm phán với Bắc Kinh.
Bà Arroyo nhấn mạnh, Philippines cần nhắc lại với Trung Quốc rằng, Philippines là một láng giềng tốt ở châu Á. Theo cựu Tổng thống nước này, Phó tổng thống Jejomar Birnay từng đại diện cho Philippines qua Bắc Kinh đàm phán nhiều tình huống nước sôi lửa bỏng và đều khá thành công.
Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay được bà Arroyo đánh giá cao khả năng thương thảo với Bắc Kinh, đồng thời dự đoán ông nhiều cơ hội trúng cử Tổng thống năm 2016
Trong bối cảnh Manila khuyết vị trí Đại sứ tại Bắc Kinh hơn 1 năm qua thì ông Jejomar Binay là ứng viên phù hợp nhất cho nhiệm vụ thương thảo với giới chức Trung Quốc hiện nay.Bà Arroyo "dự đoán", Phó chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào vào cuối năm nay, trong khi nhiều khả năng cuộc bầu cử Tổng thống Philippines năm 2016 ông Jejomar Binay sẽ trúng cử, hai người đều có thể lấy vấn đề biển Đông làm "hòn đá thử vàng" đối với năng lực lãnh đạo của vị trí nguyên thủ quốc gia trong tương lai.
Khu trục hạm Vũ Hán 169 hạm đội Nam Hải cơ động về hướng Philippines cùng 4 chiến hạm khác bị Nhật Bản phát hiện, chụp lại
Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng trong hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang "lởn vởn" gần vùng biển Philippines và sẵn sàng chi viện cho lực lượng tàu Ngư chính, Hải giám trên bãi cạn Scarborough nếu xảy ra tình huống bất ngờ.5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước tại cảng Subic gần bãi cạn Scarborough.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough
Động thái này khiến dư luận Bắc Kinh không ngớt đồn đoán, chỉ trích Mỹ "can thiệp vào biển Đông" nhưng họ lờ đi một thực tế, trước đó đã có 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải đang diễn tập trên biển Đông tại một vị trí không xác định gần Philippines trước khi tàu ngầm Mỹ đến biển Đông.Đến hôm nay USS North Carolina đã rút khỏi biển Đông, 5 chiến hạm này vẫn đang lượn lờ gần Philippines và bãi Scarborough nơi xảy ra căng thẳng.
Chiến hạm lớp Hamilton số hiệu BRP Gregorio del Pilar (PF-15) hải quân Philippines được giới quân sự Đài Loan cho rằng không phải đối thủ của 5 tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc
Giới quan sát quân sự Đài Loan nhận định, chiến hạm lớp Hamilton lượng dãn nước 3200 tấn của hải quân Philippines không phải đối thủ của 5 chiến hạm hạm đội Nam Hải, đặc biệt trong bối cảnh chúng mang theo 48 quả tên lửa C-802/803 nằm áp sát lãnh hải Philippines.
Theo Giáo Dục VN
Biển Đông: Hải giám, ngư chính Trung Quốc nguy hiểm hơn cả quân đội Các tổ chức hàng hải Trung Quốc như Hải giám, Ngư chính... trở nên rất nguy hiểm do dễ triển khai hơn, quy tắc giao chiến mơ hồ hơn. Trang mạng "Thời báo Tài chính" Anh ngày 18/5 có bài viết với nội dung chính như sau: Cuộc tranh chấp mới nhất trên biển Đông đã xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines....