Nga công bố chiến lược an ninh quốc gia mới
Chiến lược An ninh quốc gia mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga như: bảo tồn dân tộc Nga, bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo chiến lược mới, Nga sẽ giảm sử dụng đồng USD trong ngoại thương, coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế đất nước. Điều đáng lưu ý là Nga sẽ mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Chiến lược mới cũng cho rằng, các cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã làm tăng thêm các mối đe dọa quân sự mà Nga phải đối mặt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Điểm nhấn quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia mới
Bản chiến lược mà Tổng thống Putin vừa thông qua được sửa đổi 6 năm một lần, cập nhật những nội dung mới so với bản Chiến lược An ninh được ban hành năm 2015.
Điểm nhấn Chiến lược mới xuất phát từ cách định vị Nga trên trường quốc tế, cách tiếp cận của Nga về các mối đe dọa an ninh trong bối cảnh và thực tế mới, mà nước này cho rằng đã thay đổi về bản chất bao gồm cả đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Theo đó, Nga cho rằng, thế giới đang trong giai đoạn chuyển đổi, xuất hiện các trung tâm phát triển chính trị và kinh tế mới của thế giới, kéo theo đó sự thay đổi cấu trúc, hình thành các quy tắc và nguyên tắc mới của trật tự thế giới. Nga cũng nhận định rằng các quốc gia không thân thiện lợi dụng các vấn đề kinh tế – xã hội ở Nga để phá hủy sự đoàn kết nội bộ, kích động và cực đoan hóa phong trào biểu tình, ủng hộ các thế lực thù địch và chia rẽ xã hội, tạo sự bất ổn lâu dài bên trong.
Bên cạnh đó, sự bất ổn, chủ nghĩa cực đoan ngày càng tăng. Một số nước sử dụng các công cụ cạnh tranh không lành mạnh, các biện pháp bảo hộ và các biện pháp trừng phạt, cả trong lĩnh vực tài chính và thương mại. Các lực lượng NATO đang ngày càng tiến gần biên giới của Nga, đe doạ an ninh quốc gia Nga.
Bất ổn địa chính trị và xung đột gia tăng, kèm theo đó là mâu thuẫn giữa các nước cùng các mối đe dọa sử dụng vũ lực, trong khi các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế bị suy yếu, thậm chí phá hủy; âm mưu bóp méo lịch sử, phủ nhận vai trò lịch sử của Nga, hạ uy tín của Nga bằng cuộc chiến thông tin, nỗ lực phục hồi chủ nghĩa phát xít, kích động xung đột sắc tộc và tôn giáo; hạn chế sử dụng tiếng Nga, công dân Nga sống ở nước ngoài.
Video đang HOT
Đặc biệt những thách thức và đe doạ an ninh phi truyền thống như tình hình dịch bệnh, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh sinh học đang là một thực tế đáng báo động.
Những ưu tiên mới của Nga
Chiến lược an ninh quốc gia vừa được công bố có nhiều điểm mới so với phiên bản 2015. Về lợi ích quốc gia, Nga đặt nguồn lực con người ở vị trí trung tâm, hàng đầu, nhấn mạnh bảo vệ lợi ích quốc gia của công dân Nga ở trong nước Nga và ở nước ngoài; coi trọng an ninh thông tin; nhấn mạnh giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, bảo tồn các di sản văn hóa và lịch sử của người dân Nga; coi phát triển kinh tế trên cơ sở công nghệ mới là động lực phát triển đất nước. Tiếp tục khẳng định tiềm lực quốc phòng là then chốt; đảm bảo an ninh kinh tế là cấp thiết; duy trì ổn định chiến lược, củng cố hòa bình và an ninh, nền tảng pháp lý của quan hệ quốc tế.
Về các ưu tiên chiến lược, phiên bản mới giữ lại 2 ưu tiên chính là “quốc phòng của đất nước” và “an ninh quốc gia và an ninh xã hội”. Phiên bản vừa công bố bổ sung các ưu tiên chiến lược mới như bảo tồn dân tộc Nga và phát triển tiềm năng con người; bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, an ninh thông tin, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Liên quan hợp tác quốc tế, Nga nhấn mạnh về sự ổn định của hệ thống quan hệ quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế, các nguyên tắc an ninh phổ quát, bình đẳng và không thể chia cắt, đề cao hợp tác đa phương với vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc. Nga cam kết sử dụng các biện pháp chính trị để giải quyết xung đột, áp dụng “các biện pháp đối xứng và bất đối xứng” đáp trả những động thái không thân thiện.
Trong các hướng ưu tiên, Nga đặc biệt coi trọng hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ, không gian hậu Xô Viết. Chiến lược an ninh quốc gia phiên bản năm 2021 đã không kỳ vọng quá nhiều vào hợp tác với phương Tây, thậm chí Nga đã không đề cập đến xây dựng quan hệ đối tác và hợp tác với Mỹ và Liên minh châu Âu như đã từng nêu trong phiên bản 2015.
Tác động của chiến lược mới tới quan hệ Nga – phương Tây
Chiến lược an ninh quốc gia mới được công bố bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến hành cuộc tập trận rầm rộ Biển Đen. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một biểu hiện trong quan hệ Nga – phương Tây.
Thực tế mối quan hệ này liên tục căng thẳng trong 7 năm qua từ thời điểm Crimea sáp nhập vào Nga tháng 3/2014 và gần đây thậm chí xuất hiện các tình huống nguy hiểm làm gia tăng nguy cơ đối đầu.
Các hoạt động quân sự cho thấy các bên không ngừng thăm dò khả năng chống trả, “lằn ranh đỏ” của đối phương. Về phía Nga, sau vụ tàu khu trục Defender, Nga tuyên bố rằng nếu sự việc tương tự tiếp diễn, nước này sẽ không chỉ ném bom trên đường đi của tàu mà sẽ tấn công thẳng vào mục tiêu nếu phương Tây cố tình phớt lờ cảnh báo của nước này. Giới quân sự Nga cho biết đang ghi nhận hoạt động quân sự chưa từng có của NATO gần biên giới Nga, gây ra rủi ro lớn về an ninh và tiềm ẩn nguy cơ xung đột. NATO khẳng định cách tiếp cận song phương đối với Nga theo phương châm “phòng thủ mạnh mẽ kết hợp với đối thoại”.
Về phần mình, EU từ chối tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Nga và tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.
Chiến lược An ninh quốc gia mới của Nga được công bố thời điểm này rõ ràng đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ cho phương Tây, song khó có thể đảo chiều hoặc làm giảm xu thế đối đầu tồn tại nhiều năm qua. Trong thời gian tới, giới hạn đỏ có thể được hai bên thử thách và thăm dò một cách thường xuyên hơn. Tuy vậy, hai bên sẽ kiềm chế để không dẫn đến cuộc chiến gây tổn hại cho cả hai phía./.
Hungary ký thỏa thuận mua vaccine Sputnik V của Nga
Ngày 22/1, Chính phủ Hungary thông báo đã đạt thỏa thuận mua một số lượng lớn vaccine Sputnik V của Nga mặc dù vaccine này chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) - EMA- thông qua.
Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V tại nhà máy dược phẩm ở Saint Petersburg, Nga, ngày 4/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố trong video đăng trên tài khoản Facebook cá nhân, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nêu rõ: "Hungary đã hoàn tất một thỏa thuận với Nga mua một số lượng lớn vaccine Sputnik V theo 3 giai đoạn. Hợp đồng đã được đàm phán và ký ngay trong đêm".
Ông cho biết chi tiết của thỏa thuận sẽ được công bố trong ngày.
Trước đó, ngày 21/1, Hungary là nước đầu tiên trong EU phê chuẩn sử dụng vaccine Sputnik V và vaccine phòng COVID-19 do hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phối hợp sản xuất.
Theo quy định của EMA, cơ quan quản lý thuốc của một quốc gia trong EU có thể cấp phép sử dụng tạm thời cho một vaccine trong tình huống khẩn cấp. Hiện EMA đang đánh giá hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 do AstraZeneca/ Oxford sản xuất và có thể đưa ra quyết định phê chuẩn đối với vaccine này trước cuối tuần tới. EMA chưa xem xét vaccine Sputnik V của Nga.
Cùng ngày, người phát ngôn của chính phủ Ba Lan Piotr Muller cho biết nước này có thể kiện hãng dược Pfizer của Mỹ vào tháng tới nếu hãng không phân phối hết số lượng vaccine phòng COVID-19 cho nước này như kế hoạch.
Phát biểu trên Đài phát thanh công cộng Polskie Radio Program 1, ông Muller nêu rõ: "Tôi cho rằng một quyết định như vậy (kiện hãng Pfizer) có thể được thực hiện vào tháng tới nếu các nguồn cung này không được hoàn tất như cam kết của nhà sản xuất vaccine".
Trước đó, ngày 18/1, Ba Lan đã nhận 176.000 liều vaccine của hãng Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) hợp tác sản xuất, ít hơn khoảng 50% so với kế hoạch ban đầu. Tiếp đó, ngày 21/1, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho biết phần vaccine thiếu hụt sẽ được giao cho nước này từ giữa tháng 2.
Hãng Pfizer đã giảm số lượng vaccine sẽ phân phối cho EU trong tuần này. Việc cắt giảm số lượng vaccine được Pfizer và BioNTech thông báo vào tuần trước mà không đưa thêm bình luận nào.
Italy cũng đang cân nhắc kiện hãng Pfizer với lý do việc chậm trễ trong công tác phân phối vaccine phòng COVID-19 sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng của nước này trong thời gian ngắn.
* Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Nam Phi chuẩn bị tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccines phòng COVID-19 từ AstraZeneca/ Oxford, với giá cao gấp 2,5 lần so với giá mà liên doanh dược phẩm này bán cho các nước thành viên EU.
Phó Vụ trưởng Vụ chăm sóc sức khỏe Bộ Y tế Nam Phi Anban Pillay ngày 22/1 cho biết AstraZeneca/Oxford báo giá 5,25 USD trên mỗi liều vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 bán cho Nam Phi, trong khi cũng cùng loại vaccine đó của AstraZeneca/Đại học Oxford, các quốc gia EU chỉ phải trả 2,16 USD cho mỗi liều. Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, ông Anban Pillay không cung cấp thêm thông tin về lý do dẫn đến sự khác biệt về giá bán.
Theo kế hoạch, trong tháng 1 và tháng 2, Nam Phi sẽ tiếp nhận tổng cộng 1,5 triệu liều vaccine do Học viện Serum (SII) của Ấn Độ sản xuất theo đơn đặt hàng từ liên doanh AstraZeneca/ Oxford. Số vaccine này sẽ được ưu tiên tiêm phòng cho 1,25 triệu nhân viên y tế tại tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc. Theo số liệu mới nhất, hiện hơn 40.000 nhân viên y tế tuyến đầu của nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nam Phi đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 40,3 triệu người, tương đương 2/3 dân số nước này trong năm 2021. Ngoài mua vaccine của Ấn Độ, Nam Phi cũng đã đặt cọc 21 triệu USD để mua vaccine từ COVAX - liên minh toàn cầu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo. Nước này cũng đang làm việc với các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới như Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận vaccine.
Hiện Nam Phi đang trong làn sóng dịch thứ hai với số ca mắc COVID-19 mới trong ngày cao vượt xa làn sóng dịch thứ nhất. Tính đến hết ngày 21/1, Nam Phi ghi nhận 1.380.807 ca mắc COVID-19, trong đó có 39.501 ca tử vong.
Mỹ, Nhật Bản khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 21/1, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản Shigeru Kitamura đã có cuộc điện đàm với ông Jake Sullivan, người phụ trách vấn đề an ninh của chính quyền mới ở Mỹ, khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh. Cố vấn An ninh quốc gia Nhật Bản Shigeru...