Nga có vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới: Chuyên gia VN nhận định thế nào?
Tuyên bố vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới của Nga khiến nhiều người mừng rơi nước mắt, nhưng theo các chuyên gia cần có thêm thời gian để nghiên cứu và phát triển.
Hôm 11/8, Tổng thống Nga tuyên bố nước này phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng “miễn dịch vững vàng” chống COVID-19. “Sáng nay, lần đầu tiên trên thế giới, một loại vaccine chống COVID-19 đã được đăng ký”, ông Vladimir Putin nói trong cuộc họp qua truyền hình với các bộ trưởng.
Tổng thống Nga cũng cho biết thêm vaccine hoạt động khá hiệu quả và tạo nên hệ miễn dịch vững vàng. Vaccine COVID-19 do Nga sản xuất trải qua các thử nghiệm cần thiết và sớm bắt đầu sản xuất hàng loạt. Một trong hai con gái của Thủ tướng Nga đã được tiêm vaccine và thấy hoàn toàn khỏe mạnh.
Bộ Y tế Nga trước đó nói việc tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu vào tháng 10. Tất cả người tham gia đều phát triển khả năng miễn dịch. Nhóm đầu tiên xuất viện ngày 15/7 và nhóm thứ hai vào ngày 20/7.
Các nước trên thế giới đang trong cuộc đua sản xuất vaccine.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Nhiệt đới lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai cho rằng đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa tìm ra thuốc kháng virus SARS-COV-2 và việc tìm ra vaccine được coi là chìa khoá để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Dù khoa học công nghệ hiện nay phát triển, rút ngắn nhiều công đoạn trong quá trình phát triển vaccine nhưng con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được quá trình này. Hiện có hàng trăm ứng cử viên tham gia chạy đua nghiên cứu vaccine COVID-19 với hàng chục loại bắt đầu thử trên người.
Đến nay vẫn chưa có kết quả công bố nào thực sự thuyết phục về hiệu quả và tính an toàn của vaccine COVID-19 để có thể khuyến nghị cộng đồng sử dụng. Ông Thái cho rằng, vaccine của Nga cũng tương tự như vậy.
Theo bác sĩ Thái, một vaccine muốn lưu hành trên thị trường và được các nước công nhận sử dụng, nhà sản xuất vaccine phải chứng minh được tính hiệu quả cũng như tính an toàn của vaccine.
Còn chuyên gia dịch tễ học và di truyền loãng xương – giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – nghiên cứu viên chính tại viện Garvan, Úc cho biết hiện có hơn 150 nhóm trên thế giới nghiên cứu tìm vaccine COVID-19. Nhưng đến đầu tháng 8/2020 thì chỉ có 8 ‘ứng viên’ được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Tám ứng viên đó là mRNA-1273 của Moderna (Mỹ), Inovio (Mỹ), ChAdOx1 nCoV-19 của ĐH Oxford (Anh), ĐH Queensland (Úc), Ad5-nCoV của Trung Quốc, và của các tập đoàn Johnson & Johnson, Sanofi, và Pfizer.
Vaccine COVID-19 không thể phát triển nhanh bởi bất cứ vaccine nào cũng giống như thuốc đều phải trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, vaccine được tiêm cho một số ít người khoẻ mạnh và một số bệnh nhân. Mục đích là xem xét có phản ứng phụ hay không, và xác định liều lượng thích hợp.
Giai đoạn 2, vaccine được tiêm cho hàng trăm người bị nhiễm. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hiệu quả và an toàn của vaccine.
Giai đoạn 3, đây là giai đoạn quan trọng nhất, và có hàng ngàn người tham gia. Một số người sẽ được tiêm vaccine, một số được tiêm giả dược hay một loại thuốc hiện hành. Mỗi người phải được theo dõi vài tháng, có khi vài năm.
Nghiên cứu giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm. Dữ liệu từ giai đoạn này là chứng cớ khoa học để FDA phê chuẩn hay bác bỏ vaccine.
Giai đoạn 4, sau khi vaccine đã được phê chuẩn và bán ra thị trường, công ty vẫn phải theo dõi hiệu quả của vaccine để ghi nhận các biến chứng và phản ứng phụ.
Một vaccine từ khi nghiên cứu, thử nghiệm, công bố và đưa ra thị trường thì phải tốn 10-15 năm, hay ngắn nhất cũng là 4 năm. Dịch COVID-19 dù có nới lỏng quy định và vaccine sẽ đến bệnh nhanh hơn thì cũng phải 2 năm.
Theo vị chuyên gia, ngay cả khi vaccine vào đến giai đoạn 3 của thử nghiệm, vẫn có nguy cơ thất bại. Vì vậy rất khó có thể có vaccine trong năm 2020.
Dịch Covid-19 đang quay lại mạnh mẽ tại các nước châu Âu
Từ 2 tuần qua, nhiều nước châu Âu đã ra quy định cách ly bắt buộc với những hành khách đến từ Tây Ban Nha.
Các nước Tây Ban Nha, Pháp hay Hà Lan đang chứng kiến số ca nhiễm mới virus Sars-CoV-2 tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua, khiến nguy cơ về một làn sóng dịch thứ hai ập đến trong mùa Thu này càng trở nên rõ nét.
Trong thông báo được Bộ Y tế Tây Ban Nha đưa ra trong ngày 11/8, nước này vừa ghi nhận thêm 1.418 ca nhiễm mới virus Sars-CoV-2 trong ngày. Tuy nhiên, một con số đáng lo ngại hơn được công bố trước đó 1 ngày cho thấy, trong vòng 1 tuần qua trung bình Tây Ban Nha có tới trên 4900 ca nhiễm mới/ 1 ngày.
Người dân Tây Ban Nha đi xét nghiệm tại vùng Catalonia. Ảnh: La Vanguardia
Đây là con số cao nhất châu Âu và bằng tổng số ca nhiễm hàng ngày tại các nước Pháp, Anh, Đức và Italia cộng lại. Từ khi gỡ bỏ phong tỏa đầu tháng 6/2020, Tây Ban Nha đã ghi nhận tới trên 500 ổ dịch bùng phát tại các địa phương, trong đó tập trung ở các vùng Aragon, Catalonia và mới nhất là quanh thủ đô Madrid.
Trước diễn biến được đánh giá là nghiêm trọng ngang với giai đoạn đầu của làn sóng dịch thứ nhất, giới chức Tây Ban Nha thừa nhận tại một số khu vực, dịch có dấu hiệu mất kiểm soát. Từ 2 tuần qua, nhiều nước châu Âu đã ra quy định cách ly bắt buộc với những hành khách đến từ Tây Ban Nha, kể cả công dân nước mình đi du lịch từ Tây Ban Nha trở về. Trong chiều 11/8, Bộ Ngoại giao Đức tiếp tục phát đi khuyến cáo công dân Đức không đi du lịch đến khu vực thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Ở mức độ thấp hơn Tây Ban Nha nhưng chính quyền Pháp cũng đang ngày càng lo lắng hơn trước sự trở lại của dịch. Thủ tướng Pháp Jean Castex chiều 11/8 thừa nhận, tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang diễn biến xấu và nước Pháp cần phải cùng nhau hành động nhanh chóng nếu không sẽ gánh hậu quả nghiêm trọng.
Thủ tướng Pháp cho biết: "Tại Pháp, tình hình liên quan đến đại dịch Covid-19 đang xấu đi trong những ngày qua. Khoảng từ 2 tuần qua, tình hình dịch mà chúng tôi theo dõi rất kỹ đang đi theo chiều hướng xấu, khi có khoảng 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, so với khoảng 1.000 ca/ngày cách đây 3 tuần. Ngưỡng thận trọng là trên 20 ca nhiễm trên 100.000 dân sẽ bị vượt qua trong tuần này trên quy mô toàn nước Pháp. Một số tỉnh thậm chí đã tiệm cận mức báo động là 50 ca nhiễm trên 100.000 dân".
Theo con số do Cơ quan Y tế Pháp công bố, ngoài số ca nhiễm gia tăng, các chỉ số khác tại Pháp cũng đáng lo ngại, như việc số ca nhập viện hàng tuần (800 ca/tuần) hay số ca bệnh nặng phải hồi sức tăng cường (100 ca/tuần) cũng đều tăng trở lại sau gần 2 tháng giảm.
Nhằm ngăn chặn dịch và tránh nguy cơ phải phong tỏa lần 2, Thủ tướng Pháp Jean Castex tuyên bố ông sẽ yêu cầu các Tỉnh trưởng tại Pháp mở rộng lệnh bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ngoài ra, Thủ tướng Pháp cũng cho biết sẽ tăng cường lực lượng cảnh sát tuần tra để giám sát việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa của người dân. Lệnh cấm tụ tập trên 5 ngàn người cũng được kéo dài đến hết ngày 30/10/2020.
Tại Hà Lan, số ca nhiễm cũng đang tăng nhanh trở lại. Viện Y tế công cộng Hà Lan (RIVM) cho biết, trong 1 tuần qua Hà Lan ghi nhận 4.036 ca nhiễm mới, tăng 55% so với một tuần trước đó. Số ca nhiễm hàng ngày ở Hà Lan hiện ở mức trung bình 500 ca/ngày, bằng một nửa thời kỳ đỉnh dịch cách đây vài tháng.
"Người dơi" Trung Quốc phủ nhận SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Vũ Hán Bà Thạch Chính Lệ khẳng định, tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump về việc virus bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán là "không đúng sự thật". Bà Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ mới đây khẳng định, SARS-CoV-2 về cơ...