Nga có thể tịch thu tài sản của các hãng phương Tây tháo chạy khỏi nước này
Nga lên kế hoạch tịch thu tài sản của những công ty phương Tây rút khỏi nước này, trong nỗ lực đối phó các lệnh cấm vận của nhiều nước và nhằm ngăn chặn làn sóng di dời của các doanh nghiệp quốc tế vì Ukraine.
Một cửa hàng McDonalds ở Moscow hôm 9.3. Ảnh REUTERS
Trong tuần, nhiều công ty phương Tây công bố quyết định ngừng hoạt động ở Nga, bao gồm McDonald’s, Coca-Cola và Pepsi. Trước tình hình trên, Bộ Kinh tế Nga cho hay có thể tạm thời kiểm soát các doanh nghiệp có vốn sở hữu nước ngoài trên 25%, theo báo The Guardian hôm 11.3.
Trong cuộc họp trực tuyến với các thành viên nội các hôm 10.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Điện Kremlin có thể tìm ra những cách khả thi về mặt pháp lý để kiểm soát những công ty nước ngoài và “chuyển cho những ai thật sự muốn làm việc”.
Nga tìm cách tịch thu tài sản các hàng phương Tây rút khỏi nước này
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết trong khi đa số doanh nghiệp tạm thời ngừng hoạt động, chính phủ đang theo dõi sát tình hình và thực thi các bước phù hợp.
Động thái trên diễn ra vào thời điểm các chính phủ phương Tây áp đặt lệnh cấm vận tối đa nhằm vào Nga theo sau việc Tổng thống Putin ra lệnh triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong số các biện pháp cấm vận, đáng kể nhất là ngừng nhập khẩu dầu mỏ và các dạng năng lượng khác của Nga, các biện pháp về tài chính và đóng băng tài sản của các nhà tài phiệt có ảnh hưởng của nước này.
Nhiều tập đoàn và các nhãn hàng cao cấp phương Tây đã phản ứng bằng cách rút khỏi thị trường Nga hoặc tạm ngừng hoạt động, trong đó có Starbucks và McDonald’s.
Tập đoàn dầu khí Shell công bố kế hoạch rút khỏi hoạt động khai thác và sản xuất dầu, khí đốt của nước này. Còn tập đoàn BP cho hay sẽ rút cổ phần khỏi các dự án lớn ở Nga, trong khi Unilever thông báo ngừng xuất – nhập khẩu hàng hóa từ Nga.
Tổng thống Putin nói Nga sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn
Ngày 5.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các lệnh cấm vận của phương Tây đồng nghĩa với chiến tranh.
Đến hôm 10.3, chính phủ Nga thông báo lệnh cấm xuất khẩu 200 mặt hàng và thiết bị cho đến cuối năm nay, theo một phần của kế hoạch đáp trả trước những lệnh cấm vận đối phó Nga.
Giới siêu giàu nước Nga mất 32 tỷ USD vì khủng hoảng Ukraine
Tài sản của những tỷ phú giàu nhất ở Nga đã giảm 32 tỷ USD kể từ đầu năm 2022 đến nay.
Nếu tình hình căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraine tiếp tục leo thang, tài sản của những người này có thể "bốc hơi" mạnh hơn nữa.
Tỷ phú Nga Gennady Timchenko. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 22/2 đã ban hành các lệnh trừng phạt nhắm vào hoạt động bán nợ chính phủ của Nga ở nước ngoài cùng giới lãnh đạo của nước này. Đồng thời, Tổng thống Biden cho biết sẽ điều một số lượng binh sĩ chưa được tiết lộ đến tăng cường cho khu vực Baltic.
Động thái trên nhằm gia tăng khả năng phòng thủ cho các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo bản liệt kê danh sách 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg, tỷ phú Nga Gennady Timchenko hiện đứng đầu nhóm những người bị sụt giảm tài sản. Gần một phần ba tài sản của ông đã biến mất tính từ đầu năm nay.
Nhà sản xuất khí đốt Timchenko, 69 tuổi, hiện còn khối tài sản trị giá khoảng 16 tỷ USD. Phần lớn tài sản của nhà tài phiệt này là cổ phần của tập đoàn khí đốt Novatek của Nga.
Tài sản của tỷ phú Leonid Mikhelson, cổ đông lớn của Novatek, cũng đã giảm 6,2 tỷ USD trong năm nay.
Một nhà tài phiệt trong lĩnh vực năng lượng khác là Chủ tịch tập đoàn Dầu mỏ Lukoil, Vagit Alekperov, đã sụt giảm tài sản ròng 3,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái do cổ phiếu của tập đoàn này lao dốc gần 17%.
Theo danh sách trên, nước Nga hiện có 23 tỷ phú với tổng giá trị tài sản ròng là 343 tỷ USD, giảm so với mức 375 tỷ USD vào cuối năm ngoái.
Tài sản của giới tỷ phú Nga tiếp tục sụt giảm trong tuần này sau khi Tổng thống Putin quyết định công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa Donetsk và Lungansk ở miền Đông Ukraine.
Động thái trên dẫn đến việc Đức ngừng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga. Trong khi đó, Anh đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 5 ngân hàng và 3 cá nhân giàu có của nước này, trong đó có ông Timchenko.
Danh sách trừng phạt của Anh còn có Boris Rotenberg, 65 tuổi và cháu trai của ông là Igor, 48 tuổi. Đây là những tỷ phú kiếm tiền thông qua công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Stroygazmontazh.
Việt Nam lên tiếng về tình hình ở Ukraina Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine. Ngày 23.2, trả lời về phản ứng...