Nga có thể cung cấp nhiều vũ khí hiện đại cho Trung Quốc
Những vũ khí Moskva không muốn bán cho Bắc Kinh trước đây vì sợ sao chép thì nay đang là vấn đề được xem xét do sự cô lập của phương Tây khiến Nga-Trung gần nhau hơn.
Want China Times mới đây dẫn thông tin từ tạp chí National Interest cho biết Nga có khả năng sẽ cung cấp cho Trung Quốc 5 hệ thống vũ khí hiện đại. Nếu trở thành sự thật thì Trung Quốc sẽ như hổ thêm cánh, đủ sức phá tan các cuộc tấn công của Mỹ nếu xung đột nổ ra. Tờ báo này viết:
Động cơ phản lực của Nga có thể khắc phục điểm yếu về động cơ máy bay của Trung Quốc. Không chỉ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như J-10, J-11 và J-15, mà ngay cả những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí là chiếc J-20 và J-31 cũng đang phải đối mặt với vấn đề này. “Động cơ của Nga tuy không có nhiều tiếng tăm về độ tin cậy nhưng nó luôn tốt hơn so với của Trung Quốc,” Farley – tác giả bài báo nói.
Trung Quốc sẽ có được một số động cơ phản lực mới từ Nga thông qua việc mua máy bay chiến đấu Su-35. Loại vũ khí này sẽ giúp Trung Quốc kiểm tra và nhân rộng các động cơ phản lực.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga.
Thêm vào đó, Nga sẽ cung cấp máy bay ném bom Tu-22M Backfire cho không quân Trung Quốc thay thế mẫu máy bay ném bom H-6 lỗi thời. Mặc dù Tu-22M là máy bay ném bom cũ được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng thực tế nó vẫn còn tiến bộ hơn máy bay ném bom hiện tại của Trung Quốc.
Máy bay ném bom Tu-22M Backfire.
“Liệu rằng Nga có quyết định xuất khẩu Tu-22M đến Trung Quốc, cấp giấy phép sản xuất cho họ, hay chỉ đơn giản là hỗ trợ kỹ thuật với các dự án máy bay ném bom mới, thì dù thế nào sự hợp tác cũng sẽ làm cho quân đội Trung Quốc mạnh mẽ hơn”, Farley nói.
Ngoài ra, Nga còn cung cấp một số tàu ngầm cho Hải quân Trung Quốc, chẳng hạn như Akulas, Project 949s, Yuri Dolgurukiy, và thậm chí cả Ladas.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akulas.
Để cải thiện khả năng chiến lược “chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực” đối với Hoa Kỳ, Nga cũng có thể bán hệ thống phòng không tiên tiến cho quân đội Trung Quốc. “Nếu máy bay và tên lửa hành trình của Mỹ có thể tấn công căn cứ Không quân Trung Quốc, các điểm nút giao thông, bệ phóng tên lửa, và các trung tâm dịch vụ hậu cần, thì toàn bộ hệ thống của Mỹ có thể sẽ bị tan vỡ trước khi hoàn tất sứ mệnh của nó” Farley nói.
Nhiều khả năng tên lửa S-400 của Nga có thể sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc nhằm thay thế tên lửa đất-đối-không HQ-9 của họ.
Hệ thống S-400.
Cuối cùng, Farley nói về việc xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Nga sang Trung Quốc. “Trung Quốc vẫn còn phải học hỏi nhiều từ Nga, cả về tên lửa tầm ngắn và tầm xa,” Farley nói: “Tên lửa Iskander-E của Nga nổi tiếng là có những đặc điểm thiết bị đầu cuối vận động “trên cơ” bất cứ loại tên lửa nào của Trung Quốc, và nó sẽ cung cấp cho quân đội Trung Quốc nhiều lợi thế nếu xung đột xảy ra”.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander của Nga, trong đó phiên bản xuất khẩu có tên là Iskander-E.
Tuy nhiên, ở Nga vẫn còn nhiều ý kiến phản đối về việc bán tên lửa đạn đạo sang Trung Quốc do sự lo ngại về an ninh.
Theo Người Đưa Tin