Nga có phải cường quốc quân sự nghèo?
Tổng thống Putin hứa hẹn đuổi kịp Mỹ trong việc hiện đại hóa các lực lượng chiến lược và sẽ chứng minh kho vũ khí Nga không chỉ là “đống sắt gỉ”.
“Đống sắt gỉ”
Nga thừa kế kho vũ khí hạt nhân đáng kể thời Liên Xô nếu không muốn nói đã giành được sự độc quyền đối với di sản này. Kho vũ khí này bị thu hẹp và thiếu nguồn vốn để phát triển vào những năm 1990. Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong hai nhiệm kỳ đầu tổng thống của Putin.
Những lực lượng này không nằm trong chương trình cải cách quân sự rộng lớn mà Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov khởi xướng vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa các lực lượng chiến lược đã nổi lên như một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương vũ khí tới năm 2020.
Trong cuộc gặp với các chuyên gia Nga một tuần trước khi tái đắc cử tổng thống vào năm 2012, Tổng thống Putin đã hứa hẹn sẽ đuổi kịp Mỹ trong việc hiện đại hóa các lực lượng chiến lược và sẽ chứng minh rằng kho vũ khí của Nga không chỉ là “đống sắt gỉ”.
Nga muốn chứng minh bộ ba hạt nhân của mình không hải là “đống sắt gỉ”
Chủ lực răn đe hạt nhân của Nga là bộ ba vũ khí chiến lược truyền thống: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược biển đối đất (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược được trang bị tên lửa hành trình tầm xa.
Thông tin về các trang thiết bị vũ khí nói trên được công bố đầy đủ và công khai, do việc trao đổi dữ liệu là yêu cầu bắt buộc theo nội dung của Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới ( START mới) được ký kết giữa Nga và Mỹ vào tháng 4/2010.
Hiện tại, Nga sở hữu 524 bệ phóng tên lửa được trang bị 1.461 đầu đạn hạt nhân (mức trần là 700 bệ phóng và 1.550 đầu đạn hạt nhân).
Phương Tây thừa nhận, việc Nga thực hiện nhiều nỗ lực để hiện đại hóa bộ ba chiến lược đã cho phép nước này nâng cao đáng kể những năng lực cơ bản. Tuy nhiên, Nga vẫn cần tăng cường sự nỗ lực này để hoàn thành những dự án còn dở dang và phát triển những dự án mới.
Quyết định của Tổng thống George W. Bush vào tháng 12/2001, rút Mỹ khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABMT – được ký kết năm 1972 – quy định những giới hạn đối với việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo) được đánh giá là “cú sốc” đối với Nga.
Để đáp trả, Moscow tìm cách phát triển các dự án nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa giả định của Mỹ, đồng thời tìm cách xây dựng “lá chắn phòng thủ tên lửa” của riêng mình, trong đó hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống tên lửa phòng không và chống vệ tinh được xem là có vai trò mấu chốt.
Phương Tây thừa nhận sức mạnh phòng không của Nga
Nga đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ chiến lược và những yếu kém trong lĩnh vực vũ trụ đã được bù đắp bằng việc chế tạo các radar mới và triển khai các hệ thống phòng không và chống vệ tinh hiện đại, đặc biệt là hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Video đang HOT
Nga cũng đang có những bước tiến xa hơn nữa với việc triển khai xây dựng hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 và A-235 đòi hỏi cần có nguồn lực tài chính đáng kể.
Trong khi đó, Nga cũng rất chú trọng tới lượng hạt nhân phi chiến lược, gồm các lực lượng mặt đất (tên lửa chiến thuật và tên lửa đất đối không), các lực lượng trên không (bom và tên lửa) và các lực lượng hải quân.
Tuy nhiên, Moscow khẳng định tôn trọng chương trình được gọi là Các sáng kiến của Tổng thống năm 1991-1992, theo đó 3/4 đầu đạn phi chiến lược phải được tiêu hủy và 1/4 được lưu trữ trong các kho tập trung.
Cường quốc nghèo?
Chương trình tên lửa mà Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trong Thông điệp liên bang hàng năm trước Quốc hội Nga năm 2018 đã tạo ấn tượng mạnh mẽ cho cả giới tinh hoa chính trị Nga lẫn nhiều nhà quan sát quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã phải xem xét lại Chương trình vũ khí của chính phủ từ nay tới năm 2027, được phê duyệt vào tháng 1/2018, để đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện những “dự án bí mật” mà Tổng thống Nga tiết lộ.
Tổng thống Putin sau đó nêu lại vấn đề này trong bài phát biểu của ông năm 2019 và Bộ Quốc phòng Nga đã phải tăng cường nỗ lực để xác thực tính thực tế của những “siêu tên lửa” và dự kiến triển khai chúng trong tương lai.
Nga muốn tăng cường sức mạnh quân sự bất chấp khó khăn kinh tế
Giới phân tích phương Tây cho rằng Nga đang ở trong tình trạng lưỡng nan khó xử giữa chính sách kinh tế và an ninh. Một sự tăng tốc kinh tế thực sự rất cần thiết để Nga có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhưng lại bị kìm hãm do cần phân bổ các nguồn lực cần thiết cho chương trình phát triển tên lửa.
Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga không thuận lợi cho cả năm 2019 do mức đầu tư thấp. Ngoài ra, các dự án về tên lửa mà Tổng thống Putin mới đề cập tới không thực sự phù hợp với chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân đang được thực hiện của Nga, và việc cắt giảm các nguồn lực khiến Nga gặp khó khăn trong việc xác định lại các ưu tiên.
Chương trình vũ khí mới của Nga đáng lẽ được phê chuẩn vào năm 2015 và đặt mục tiêu năm 2025 là hạn chót hoàn thành. Tuy nhiên, sự suy giảm nghiêm trọng về tài chính dẫn đến nhiều chậm trễ, nên phải đến đầu năm 2018, chương trình này mới được phê chuẩn.
Trái với chương trình trước, chương trình này chỉ dự kiến một sự tăng nhẹ về chi tiêu mua sắm các hệ thống vũ khí mới, đồng thời dự kiến những cắt giảm quan trọng đối với những dự án đầy tham vọng. Những đường lối chỉ đạo hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân chủ trương tiếp tục thực hiện những dự án còn chưa hoàn thành của chương trình trước và chỉ dự kiến một số dự án mới dựa trên các công nghệ được kiểm soát tốt.
Mỹ cũng đang ráo riết tăng cường sức mạnh của bộ ba hạt nhân
Trong Thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018, Tổng thống Putin đã thể hiện rõ quan điểm này, khi ông đề cập đến việc trước tiên cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cắt giảm chi tiêu quân sự và cho rằng các hệ thống vũ khí mới cần phải phù hợp với tiềm năng của Nga.
Nhiều dự án trong 3 lĩnh vực của kho vũ khí hạt nhân Nga (bộ ba hạt nhân chiến lược, phòng thủ chiến lược và năng lực hạt nhân phi chiến lược) đang được thực hiện và đòi hỏi những kinh phí đáng kể. Nhưng những yêu cầu mới của Tổng thống Putin có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện những dự án này.
Nga có kế hoạch tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong 5 năm tới. Điều này sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể nguồn ngân sách.
Việc chế tạo tàu ngầm lớp Borei sẽ vẫn là dự án tốn kém nhất của Chương trình vũ khí từ nay tới năm 2027, nhưng những dự án khác (chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, hiện đại hóa máy bay ném bom hạng nặng Tu-160 cùng nhiều dự án không gian) cũng cần những nguồn tài trợ mới lâu dài và có xu hướng đội giá theo thời gian thực hiện.
Mặc dù lo ngại trước những bước đi hiện đại hóa hạt nhân và tăng cường sức mạnh quân sự của Nga, giới phân tích châu Âu vẫn cho rằng Nga không phải là một nước theo chủ nghĩa xét lại điển hình tìm cách dựa vào sức mạnh ngày càng gia tăng của mình để phá bỏ những ràng buộc của một trật tự quốc tế cá biệt, bởi cường quốc quân sự Nga không có những nền tảng kinh tế vững chắc.
Đông Triều
Theo baodatviet
Mỹ đề xuất START-3 mới, muốn trói chặt Nga
Lầu Năm Góc đề xuất đưa tất cả vũ khí mới của Nga vào START-3, âm mưu chặt hết chân tay của Moscos, còn mình vẫn thủ nguyên 'dao sắc'.
Mỹ đề xuất START mới, gói trọn vũ khí Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng, trong trường hợp gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (tiếng Anh: Strategic Arms Reduction Treaty, viết tắt: START-3) thì tất cả các vũ khí mới của Nga sẽ phải được đưa vào thỏa thuận này.
Nga "rõ ràng" đang mở rộng tiềm năng hạt nhân chiến lược và tất cả các vũ khí mới của Nga nên được đưa vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) nếu thỏa thuận này được gia hạn. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nêu ý kiến trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Ông nói thêm rằng, Nga hiện có các tên lửa hành trình nhắm vào châu Âu, nhiều khả năng là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nói điều này trong khi bình luận về vụ nổ tại một bãi tập quân sự ở vùng Arkhangelsk, dẫn tới hậu quả là vài nhân viên của Rosatom bị thiệt mạng.
Tuy nhiên, Esper cho rằng, về lâu dài thì chính Bắc Kinh mới là mối đe dọa chính đối với Hoa Kỳ. Theo ông, Quân đội Trung Quốc trở nên rất mạnh mẽ với những hệ thống vũ khí mới, được hỗ trợ bởi nền kinh tế mạnh, sức nặng chính trị và tham vọng của chính quyền Bắc Kinh.
Hiệp ước Start 1 được ký ngày 31/6/1991 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ (sau đó Nga tiếp tục), có hiệu lực từ 05/12/1994; còn Hiệp ước Start 2 được ký ngày 03/01/1993 giữa Hoa Kỳ và Nga.
START-3 được ký kết giữa hai vị cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Barack Obama của Hoa Kỳ vào ngày 08/4/2010, tại lâu đài Prague (Cộng hòa Czech). Thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2 năm 2011 và hết hạn vào đầu năm 2021, nhưng có khả năng kéo dài thêm 5 năm nữa nếu hai bên tham gia hiệp ước đồng thuận.
Theo các điều khoản của hiệp ước này, trước tháng 2/2018, hai nước phải giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của mình.
Mỹ đã đơn phương hủy bỏ nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí như ABM, INF và tới đây có thể là START 3
Theo đó, mỗi bên tham gia hiệp ước không được sở hữu quá 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện triển khai, gồm cả bộ 3 vũ khí răn đe chiến lược là: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng.
Tuy nhiên, hiện nay chính quyền Washington thừa nhận rằng, thỏa thuận có thể sẽ không được gia hạn.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng thảo luận về vấn đề này. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mong muốn thực hiện thỏa thuận hạt nhân ba bên mới giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ; tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ thẳng thừng ý tưởng này.
Mỹ thử tên lửa hành trình, phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung
Hiện nay, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc gia hạn hiệp ước này, bởi mục tiêu đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân sẽ bị hoãn lại bởi việc một hiệp ước khác có vai trò quan trọng không kém là Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) hay còn gọi là Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân Tầm trung cũng mới bị hủy bỏ.
Hiệp ước INF được ký năm 1987 nhưng đến ngày 2 tháng 8 năm nay, Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã kết thúc hiệu lực.
Tên lửa Tomahawk phiên bản mặt đất được Mỹ phóng tại bờ biển thuộc bang California ngày 18/8
Đầu năm, Washington tuyên bố đơn phương ra khỏi Hiệp ước INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước.
Đầu tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật về việc đình chỉ hiệp ước. Ông Putin cũng tuyên bố rằng tất cả các đề xuất giải giáp của Nga "vẫn còn trên bàn", nhưng ông đã ra lệnh cho các quan chức không nêu việc đàm phán về vấn đề này.
Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng trong bối cảnh mới đây Mỹ đã phóng thử phiên bản trên mặt đất của tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk, có khả năng lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 - một động thái bị cấm trong hiệp ước INF.
BGM-109G - phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất của Mỹ đã được rút ra khỏi biên chế năm 1991, sau khi Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân START 2. Tuy nhiên, Mỹ vừa tái thử nghiệm loại vũ khí này hôm 18/8 vừa qua.
Ngoài phiên bản khai hỏa trên đất liền của Tomahawk, Lầu Năm Góc cũng tuyên bố sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) có tầm bắn 3.000-4.000 km. Việc thử nghiệm có thể khởi động từ cuối năm nay, vì vậy, rất có thể là Mỹ đã âm thầm phát triển loại vũ khí này từ ít nhất là 5 năm trước, nên đến năm nay đã có thể bước vào giai đoạn phóng thử.
Giới chuyên gia nhận định rằng, với việc yêu cầu đưa toàn bộ sáng chế vũ khí mới của Nga vào khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, Washington muốn 'chặt hết chân tay' của Moscow, trong khi mình vẫn có đủ 'dao sắc' để răn đe đối thủ.
Chắc chắn là Nga sẽ không bao giờ chấp thuận điều kiện này và INF cùng với START 3 có thể sẽ bị khai tử vĩnh viễn!
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Nga ồ ạt triển khai tên lửa tại căn cứ ở Bắc Cực để làm gì? Nga vừa củng cố một căn cứ quân sự ở Bắc Cực với hàng loạt tổ hợp tên lửa khi nước này nỗ lực tái khẳng định sức mạnh quân sự của họ tại khu vực giàu dầu mỏ này, theo báo Anh Express. Nga đã củng cố căn cứ ở Bắc Cực để tái khẳng định sức mạnh quân sự tại khu...