Nga có kế hoạch triển khai vũ khí mới trên quần đảo Kuril
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, ông Dmitry Medvedev đã công bố kế hoạch của Moskva nhằm phát triển quần đảo Kuril, trong đó có cả việc triển khai vũ khí mới.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev (trái) thăm vùng Volgograd, miền Nam Nga, ngày 1/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin TASS (Nga) ngày 30/1 dẫn nội dung ông Medvedev đăng trên mạng xã hội VKontakte: “Quần đảo Kuril sẽ phát triển tích cực và vai trò chiến lược của địa điểm này dự kiến tăng lên tương ứng, bao gồm cả việc triển khai vũ khí mới ở đó”.
Bình luận về nhận xét của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rằng Tokyo vẫn đang nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ và ký hiệp ước hòa bình với Moskva, ông Medvedev nhấn mạnh không ai phản đối hiệp ước hòa bình bởi Nhật Bản hiểu một số nguyên tắc chính, trong đó có việc Nga có kế hoạch phát triển quần đảo Kuril.
Trước đó, Thủ tướng Kishida cam kết nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga và hỗ trợ Ukraine.
Nga và Nhật Bản đang vướng vào tranh chấp liên quan quần đảo mà Nga gọi là Nam Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc gồm các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và nhóm đảo Habomai (Nhật Bản lần lượt gọi Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai) bởi hai nước chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình lâu dài sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Armenia đề xuất hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan
Ngày 28/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết ông đã đề xuất ký hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan trong khi chờ đợi một hiệp ước hòa bình toàn diện.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, ngày 26/11/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại lễ kỷ niệm 32 năm ngày thành lập quân đội Armenia, Thủ tướng Pashinyan xác nhận nước này đã đề xuất tạo ra một cơ chế kiểm soát vũ khí chung với Azerbaijan và ký hiệp ước không xâm lược nếu tiến trình ký kết hiệp ước hòa bình mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, ông Pashinyan cũng cho rằng Armenia cần xem xét lại tư duy chiến lược của đất nước trong lĩnh vực an ninh và đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đó. Ông nhấn mạnh Armenia cần mua vũ khí mới và hiện đại dù trong những năm qua, Chính phủ đã ký các hợp đồng mua sắm vũ khí trị giá hàng tỷ USD.
Gần đây, Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình nhằm khép lại hàng thập kỷ xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh, vùng núi nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng có đa số dân sinh sống là người gốc Armenia.
Các cuộc đàm phán hòa bình do quốc tế làm trung gian trước đó đã không tạo ra bước đột phá.
Dù lãnh đạo cả hai nước khi đó đều tin tưởng rằng một hiệp ước hòa bình toàn diện có thể được ký kết vào cuối năm ngoái nhưng tiến trình hòa bình đã bị đình trệ sau khi Azerbaijan từ chối các cuộc gặp dưới sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vì cáo buộc có sự thiên vị dành cho Armenia.
Ông Medvedev cảnh báo 'rắn' nếu Ukraine có hành động leo thang trong lãnh thổ Nga Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 11/1 cảnh báo về phản ứng 'rắn' của Moscow nếu Kiev tấn công các cơ sở tên lửa trong lãnh thổ Nga. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Theo báo Nga RT, ông Medvedev đề cập thông tin một số chỉ huy Ukraine đang thảo luận việc sử...