Nga có ba phát hiện lớn nhất trong ngành dầu mỏ năm 2020
Bất chấp bối cảnh khó khăn đối với ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu, Rosneft đã tăng tốc độ phát triển vào năm 2020. Và công ty dầu khí này đang tính đến việc tận dụng tốt những khám phá khổng lồ để chinh phục các thị phần mới.
Hôm thứ Ba, Igor Sechin, ông chủ của công ty dầu khí Rosneft, đã được Tổng thống Vladimir Putin tiếp tại Điện Kremlin trong một phiên điều trần liên quan đến dự án dầu chiến lược Vostok Oil, dự án này sẽ thúc đẩy sự phát triển của Bắc Cực và Tuyến đường biển phía Bắc. Trong cuộc điều trần, ông Sechin thông báo rằng năm ngoái Vostok Oil là nơi có ba phát hiện dầu lớn nhất thế giới.
Ba khám phá này có tiềm năng tài nguyên trung bình trị giá 4 tỷ thùng dầu tương đương, theo nhà tư vấn Wood Mackenzie.
Video đang HOT
Theo Điện Kremlin, dự án Vostok Oil được coi là chiến lược vì nó sẽ không chỉ là động lực phát triển miền Bắc nước Nga mà còn lấp đầy khoảng trống thị trường do việc chuyển đổi năng lượng sạch gây ra. Thật vậy, Moscow tin rằng làn sóng thoái vốn trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến nguồn cung dầu bị thiếu trong vài năm tới và Nga hy vọng sẽ tận dụng được lợi thế này.
“Bằng cách phát triển những mỏ mới này, chúng tôi sẽ tìm cách đáp ứng mọi thâm hụt có thể xuất hiện trên thị trường”, Sechin nói. Các cuộc đàm phán về vấn đề này đã diễn ra với Trung Quốc và Ấn Độ.
Vostok Oil dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2024 với 25 triệu tấn sẽ được khai thác trong cùng năm. Năm 2027, sản lượng sẽ đạt 50 triệu tấn và năm 2030 lên đến 115 triệu tấn.
Bất chấp đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu, Rosneft đã tăng sản lượng khai thác dầu thêm 0,2% vào năm 2020, đạt 256,2 triệu tấn. Không dưới 2.600 giếng mới đã được đưa vào sản xuất và lợi nhuận ròng của Rosneft là 1,65 tỷ euro.
Mỹ hạn chế thị thực quan chức Trung Quốc liên quan quân sự hóa Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14/1 thông báo áp đặt một số biện pháp hạn chế mới với các quan chức Trung Quốc liên quan đến hành vi quân sự hóa trái phép ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 14/1 tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế visa với các cá nhân Trung Quốc, bao gồm giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức Trung Quốc cũng như quan chức quân đội, "có trách nhiệm hoặc thông đồng trong các hoạt động cải tạo quy mô lớn, xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: The Hill)
Ông Pompeo cũng cho biết Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã được thêm vào một danh sách đen thương mại vì có vai trò trong "chiến dịch ép buộc" của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông. CNOOC là chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981, xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong năm 2014.
Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố các biện pháp trừng phạt khi còn chưa đầy một tuần là đến ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các động thái vào phút chót của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc.
Động thái mới sẽ ảnh hưởng đến các quan chức Trung Quốc liên quan đến các hoạt động ở Biển Đông, nhưng thông báo không nêu cụ thể những quan chức nào bị nhắm tới.
Trước đó, vào tháng 7/2020, Pompeo tuyên bố Mỹ bác bỏ hầu như tất cả các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc từ cuộc chiến thương mại lắng xuống sau khi hai bên ký kết thỏa thuận "giai đoạn một" vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, sau đó, xung đột kinh tế Mỹ-Trung lại tiếp tục và hai quốc gia liên tục đối đầu về nhiều vấn đề như COVID-19, Hong Kong, Biển Đông, Đài Loan.
Mexico bắt giữ ông trùm mới của băng đảng Santa Rosa de Lima Sau khi ông trùm El Marro của băng đảng Santa Rosa de Lima vào tù hồi tháng 8, thủ lĩnh mới của băng với biệt danh El Azul cũng vừa bị lực lượng an ninh Mexico bắt giữ. Theo Reuters, lực lượng an ninh Mexico đã bắt giữ thủ lĩnh Adan Ochoa của băng Santa Rosa de Lima, tổ chức tội phạm bị...