Nga chuẩn bị ký thỏa thuận an ninh với loạt quốc gia châu Phi
TASS đưa tin, Nga sẽ ký thỏa thuận an ninh với các nước châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh ở St Petersburg vào cuối tháng này.
“Các thỏa thuận bao gồm hợp tác trong không gian, các biện pháp chống khủng bố và hợp tác an ninh, kinh tế và nhân đạo”, TASS đưa tin, cho biết Nga và các nước châu Âu sẽ ra tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi sẽ được tổ chức vào ngày 27-28/7. Mặc dù số lượng người tham gia hội nghị lần này chưa được tiết lộ, song các phái đoàn từ tất cả 54 quốc gia châu Phi đã tham dự sự kiện đầu tiên vào năm 2019.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhà lãnh đạo các nước châu Phi tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi vào tháng 10/2019. (Ảnh: TASS)
Theo ban tổ chức, hơn 40 nguyên thủ quốc gia châu Phi đã đến Sochi – khu nghỉ dưỡng của Nga trên bờ biển Đen, để dự Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi vào năm 2019.
Hôm 15/7, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các nhà lãnh đạo châu Phi sẽ thảo luận về xung đột Ukraine với Tổng thống Vladimir Putin bên lề sự kiện.
Nhóm các quốc gia bao gồm Ai Cập, Senegal, Zambia và Nam Phi, đã trình bày lộ trình 10 điểm về hòa bình giữa Moskva và Kiev trong chuyến đi tới Ukraine và Nga vào tháng trước.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và các thành viên NATO. Moskva cáo buộc phương Tây đang cố gắng áp đặt, gây ảnh hưởng thông qua chương trình nghị sự đối với châu Phi và các khu vực khác trên thế giới.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin nói mối liên hệ Nga – châu Phi đang mạnh hơn bao giờ hết. Theo đó, phát biểu trong cuộc họp báo với Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune, Tổng thống Putin nhấn mạnh, 2023 là năm đặc biệt đối với quan hệ của Nga và châu Phi.
“Những mối liên hệ của chúng tôi với các nước châu Phi đang sâu rộng hơn bao giờ hết và chuyến thăm của Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune thể hiện rõ điều đó”, Tổng thống Vladimir Putin nói hôm 15/6.
LHQ quan ngại tình hình an ninh, nhân đạo ở thủ đô Haiti
Ngày 24/4, Phó phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Farhan Haq, cảnh báo tình hình an ninh và nhân đạo ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã lên đến mức báo động.
Cảnh sát Haiti được triển khai giải tán người biểu tình quá khích, ngày 7/2/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Haq dẫn số liệu của các tổ chức nhân đạo thuộc LHQ cho biết các băng nhóm vũ trang ở nước này liên tục tranh giành ảnh hưởng ở khu vực đô thị Port-au-Prince. Báo cáo của LHQ nêu rõ việc số người thiệt mạng không ngừng tăng và các băng nhóm tội phạm ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động đã đẩy tình trạng mất an ninh ở thủ đô Port-au-Prince tương đương với mức "các nước chìm trong xung đột vũ trang".
Cụ thể, số vụ giết người được báo cáo ở Haiti đã tăng 21% trong những tháng gần đây, từ 673 vụ trong quý IV/2022 lên 815 vụ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/2023. Số vụ bắt cóc cũng tăng 63%, từ 391 vụ lên 637 vụ. Riêng từ ngày 14-19/4 vừa qua, các cuộc đụng độ giữa các băng nhóm tội phạm ở Port-au-Prince đã làm gần 70 người thiệt mạng, trong đó có 18 phụ nữ và ít nhất 2 trẻ em, và 40 người khác bị thương. Nhiều trường học và cơ sở y tế ở Port-au-Prince đã phải đóng cửa vì lý do an ninh. Các cuộc đụng độ đã làm hạn chế khả năng người dân tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.
Trong khi đó, những trận mưa xối xả trong vài tuần qua đã khiến điều kiện vệ sinh và sinh hoạt ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti càng trở nên tồi tệ. Tại khu ổ chuột Cite Soleil, rác thải bị nước mưa cuốn trôi đã ngăn chặn việc lưu thông trên nhiều tuyến đường, cản trở xe chở nước cung cấp cho người dân.
Haiti đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Kể từ giữa tháng 9/2022, các băng nhóm tội phạm đã chặn đường tiếp cận các cơ sở hạ tầng cơ bản như cảng dầu và làm tê liệt các dịch vụ thiết yếu như cấp nước, dọn vệ sinh và hệ thống y tế. Ngày 21/10/2022, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua nghị quyết, do Mexico và Mỹ đề xuất, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí, đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các đối tượng gây ra bạo lực trong thời gian ban đầu là một năm.
Tác động của cuộc xung đột ở Sudan với các nước láng giềng Những lo lắng đang gia tăng giữa các nước láng giềng của Sudan khi cuộc giao tranh tiếp diễn. Nam Sudan, Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở Sudan, cho dù đó là vì lý do kinh tế, nhân đạo hay an ninh. Bạo lực và giao tranh đã bùng phát ở Sudan do cạnh tranh quyền lực...