Nga cho phép bắn hạ thiết bị bay không người lái không phép
Duma quốc gia Nga (Hạ viện) đã tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan đặc vụ Nga, trong việc bắn hạ các thiết bị bay không người lái bay và phạt tiền các trường hợp bay không phép.
Phần lớn các vụ thiết bị bay không người lái phạm luật là do lỗi của các tay chơi nghiệp dư – Ảnh: Vedomosti
Theo Kommersant, Duma quốc gia Nga (Hạ viện) đã tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan đặc vụ như Cảnh sát, Lực lượng cảnh vệ quốc gia, Tổng cục an ninh, Cơ quan tình báo đối ngoại, Cơ quan bảo vệ liên bang, Cơ quan tòa án liên bang Nga, theo đó, cảnh sát Nga được phép bắn hạ các thiết bị bay không người lái bay trên các cuộc biểu tình và bãi công, còn các lực lượng của các cơ quan trên được phép bắn hạ các thiết bị bay không người lái nếu xâm phạm các cơ sở của họ và tại các địa điểm họ hoạt động. Một đạo luật liên quan đã được Duma quốc gia thông qua để bảo vệ “các cơ sở tối quan trọng và có khả năng bị nguy hiểm”.
Video đang HOT
Xin lưu ý rằng để phóng thiết bị bay không người lái ở Nga, cần phải xin phép cơ quan hữu quan trong Hệ thống quản lý không lưu thống nhất. Một máy bay không người lái có trọng lượng 250g trở lên phải được đăng ký với Cơ quan vận tải hàng không liên bang. Các chuyến bay trên bầu trời thủ đô Moskva đều bị cấm. Mọi thủ tục cần được phối hợp với bộ phận an ninh khu vực đô thị. Kể từ tháng 7.2019, tiền phạt cho việc phóng máy bay không người lái trái phép là 20.000 -50.000 rúp và đối với các pháp nhân – 250.000 -300.000 rúp (theo tỷ giá mới nhất 1USD = 64.102566 rúp).
Theo J’son & Partners Consulting, thị trường máy bay không người lái Nga năm 2017 ước tính khoảng 9,5 tỉ rúp. Dự báo năm 2035, 100.000 thiết bị bay không người lái sẽ liên tục xuất hiện trên bầu trời Liên bang Nga.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Nhật - Hàn thương chiến, Nga là ngư ông đắc lợi?
Theo một nguồn tin của Kommersant tại Hàn Quốc thì Nga có thể sẽ thay thế Nhật Bản làm nhà cung cấp các nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp điện tử của nước này.
Một biểu ngữ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản tại Hàn Quốc - Ảnh: TASS
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gia tăng thêm một nấc thang mới khi Thỏa thuận thông tin quân sự an ninh chung Nhật Bản-Hàn Quốc (GSOMIA) giữa hai nước sẽ kết thúc trong ngày 22.11, mà không được gia hạn thêm.
Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đang trải qua cuộc chiến thương mại với nhau sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc hồi đầu năm đã ra một phán quyết ra lệnh cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho việc sử dụng lao động cưỡng bức người Hàn Quốc trong Thế chiến II. Chính phủ Nhật Bản không đồng ý với quyết định này, nói rằng tất cả các yêu sách đã được giải quyết sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 1965.
Từ đầu tháng 7, Tokyo đã kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu nguyên liệu cho ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc, gồm cả những nguyên liệu được sử dụng trong quá trình phát triển màn hình tinh thể lỏng.
Theo một nguồn tin của Kommersant tại Hàn Quốc thì Nga có thể thay thế Nhật Bản trở thành nhà cung cấp thay thế cho Hàn Quốc các nguyên liệu này. Bên cạnh đó, nguồn tin này còn cho rằng vì Hàn Quốc chưa từng theo Mỹ và EU áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Moscow nên hai nước có thể cùng hợp tác sử dụng công nghệ cơ bản của Nga và các thành tựu nghiên cứu của Hàn Quốc để tạo ra các sản phẩm điện tử thế hệ mới trên thị trường.
Tuy nhiên, theo TASS thì các chuyên gia công nghệ Nga cho rằng những nguyên liệu mà phía Hàn Quốc cần là loại nguyên liệu có tính chuyên môn cao, sản xuất với số lượng nhỏ và thường được sản xuất cho một khách hàng cụ thể. Nhìn chung, các chuyên gia công nghệ Nga cho rằng nước này có thể đáp ứng nhu cầu của Hàn Quốc nhưng sẽ mất thời gian và tốn nhiều công sức nâng cấp công nghệ.
Một số chuyên gia công nghệ Nga khác thậm chí còn cho rằng thông tin này chỉ là do Hàn Quốc muốn tung ra để gây áp lực lên Nhật Bản. Giám đốc thực hành tư vấn rủi ro công nghệ tại KPMG Russia và CIS Sergei Vikharev còn cho rằng Nga sẽ không dễ dàng cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Hàn Quốc vì Trung Quốc sản xuất hàng điện tử với số lượng lớn và có tất cả các nguyên liệu thô cần thiết.
Ái Vi (theo TASS)
Theo motthegioi.vn
Nga lên tiếng khi bị Estonia "đòi" lãnh thổ Phía Nga cho rằng, nếu xét về các khía cạnh luật pháp và bối cảnh lịch sử, thì không có cơ sở để trả lại lãnh thổ cho Estonia. Trước những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Estonia rằng, Nga phải trả lại cho nước này 5% lãnh thổ, ngày 20/11, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov đã...