Nga chật vật để tăng sản lượng dầu dù các giếng đang hoạt động ở mức cao nhất
Các giếng dầu đang hoạt động của Nga đạt mức cao nhất trong 5 năm kể từ khi OPEC và các đồng minh hợp lực, nhưng việc đưa sản lượng bị cắt giảm trở lại theo thỏa thuận hiện tại vẫn còn khó nắm bắt.
Ảnh minh họa.
Tháng trước, Nga đã bơm dầu từ hơn 155.600 giếng, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ đơn vị CDU-TEK của Bộ Năng lượng. Đó là số lượng hoạt động hàng tháng cao nhất của quốc gia này kể từ ít nhất là năm 2017, khi Moscow hợp tác với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trong việc điều phối việc hạn chế sản lượng nhằm tái cân bằng thị trường.
Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng này vào tháng 12, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng đó đã giảm xuống dưới hạn ngạch hàng tháng của OPEC lần đầu tiên kể từ khi liên minh này thực thi các biện pháp cắt giảm phối hợp kỷ lục.
Các số liệu cho thấy thách thức mà Nga phải đối mặt trong việc phục hồi sản lượng dầu sau khi hạn chế sâu nhất từ trước đến nay và giảm đầu tư thượng nguồn. Theo các nhà phân tích, trong 6 tháng tới Moscow có thể chỉ cung cấp được khoảng một nửa sản lượng dầu thô tăng theo kế hoạch.
Nga nằm trong số các quốc gia OPEC đã phải vật lộn để đưa sản lượng dầu bị cắt giảm trở lại khi bắt đầu đại dịch. Các thành viên của liên minh đã phải đối mặt với tình trạng ngày càng thiếu công suất dự phòng, một yếu tố có thể đẩy giá dầu cao hơn trong thời gian còn lại của năm nay khi nhu cầu toàn cầu phục hồi.
Saudi Arabia khẳng định các chính sách của OPEC+ là hoàn toàn độc lập
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu đối tác (OPEC ) hoàn toàn độc lập trong các chính sách và không hề có sự can thiệp từ bên ngoài vào các quyết định của liên minh này.
Các bể chứa tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman, đưa ra ngày 14/1 sau khi những đồn đoán về các quyết định của OPEC , vốn có tác động lớn tới thị trường dầu mỏ thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, Bộ trưởng Abdulaziz nhấn mạnh các chính sách của OPEC đã thành công trong việc duy trì và đảm bảo nguồn cung cho thị trường dầu mỏ bất cứ khi nào cần thiết. Điều này cho thấy trách nhiệm và sự cẩn trọng của liên minh dầu mỏ này trước các thách thức trên thị trường năng lượng. Thậm chí, những quyết định của OPEC còn đi ngược lại sức ép từ một số quốc gia như Mỹ, vốn mong muốn OPEC tăng nhanh sản lượng "vàng đen" để đối phó với tình trạng giá dầu leo thang.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 4/1 vừa qua, OPEC đã nhất trí không thay đổi chính sách sản lượng dầu mỏ, theo đó các thành viên liên minh này sẽ cam kết duy trì lộ trình tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2/2022. Cuộc họp tiếp theo của OPEC dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới.
Trong động thái liên quan, Bộ trưởng Abdulaziz cũng lên tiếng kêu gọi thế giới cần linh hoạt hơn vì quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch là "phức tạp". Trên cơ sở đó, Saudi Arabia sẽ phát triển chương trình hạt nhân để tận dụng các nguồn tài nguyên urani của quốc gia Vùng Vịnh này. Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới cho biết họ muốn khai thác công nghệ hạt nhân và đa dạng hóa cán cân năng lượng quốc gia. Bộ trưởng Abdulaziz khẳng định Saudi Arabia sẽ minh bạch chính sách năng lượng và sẵn sàng phối hợp cùng các đối tác quốc tế.
Indonesia tạm ngừng xuất khẩu than nhiệt gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu Indonesia, nhà xuất khẩu than nhiệt điện lớn nhất thế giới, đã gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu trong tuần này, bằng cách tạm ngừng xuất khẩu nhiên liệu này vào tháng Giêng do nguồn cung than ở các nhà máy điện trong nước quá thấp. Ảnh minh họa. Than đá chiếm khoảng 60% tổng năng lượng của Indonesia và...