Hy Lạp sẽ bổ sung thêm hai bến cảng LNG để lưu trữ và khí hóa, do đó họ có thể tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt cho quốc gia mình và có được vai trò lớn trong việc vận chuyển khí đốt cho châu Âu và Balkan bằng cách tận dụng tối đa vị trí chiến lược và các hành lang mới.
Ảnh minh họa
Các tập đoàn năng lượng của Hy Lạp muốn tận dụng tối đa cơ hội để khí đốt trở thành nhiên liệu cầu nối trên con đường đến năng lượng sạch, và các nước Balkan cần đa dạng hóa nguồn cung của họ và không quá phụ thuộc vào Gazprom.
Vì vậy, các công ty này đã thiết kế và đang xúc tiến cơ sở hạ tầng để tham gia vào hệ thống LNG của Hy Lạp. LNG sẽ sử dụng đường ống của Hy Lạp (Đường ống xuyên Adriatic, Đường ống liên kết Hy Lạp-Bulgaria và các đầu nối của nó, và kế hoạch xây đường ống nối với Bắc Macedonia) để đến các nước láng giềng và giảm sự phụ thuộc của họ vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài việc chú trọng vào các đường ống dẫn, Hy Lạp cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG, biến họ thành một trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu.
Video đang HOT
Do đó, ngoài đảo Revythousa, ngoài khơi bờ biển Attica, Hy Lạp có khả năng sẽ có được các bến gần Corinth và Alexandroupoli.
Dự án bến cảng LNG tại Alexandroupoli đã gần đến ngày đóng dấu quyết định đầu tư với kinh phí 363,7 triệu euro. Dự án này đang được điều hành bởi Gastrade của Tập đoàn Copelouzos với sự tham gia của Gaslog Investment, DEPA Commercial, nhà điều hành mạng lưới khí DESFA và Bulgartransgaz EAD.
Một bến cảng khác để nhập khí tự nhiên vào Hy Lạp đang được tập đoàn lọc dầu Motor Oil chuẩn bị xây dựng gần Corinth. Bến cảng này sẽ cần khoản đầu tư lên tới 300 triệu euro và có tên Dioryga Gas.
Dioryga Gas sẽ có công suất lưu trữ 210.000 mét khối và công suất khí hóa 132.000 MWh mỗi ngày, với nhu cầu trung bình hằng năm ước tính khoảng 2,5 tỷ mét khối. Dự án Dioryga Gas hoàn thành, sẽ tăng 80% công suất lưu trữ trong hệ thống khí đốt của Hy Lạp, tăng cường an ninh nguồn cung của Hy Lạp.
Điều gì khiến châu Âu e ngại cấm vận Nga vì vấn đề căng thẳng Ukraine?
Với lạm phát gia tăng và người tiêu dùng bị bào mòn bởi giá nhiên liệu tăng cao, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đang rất cẩn trọng trước viễn cảnh áp lệnh trừng phạt chống Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine.
Châu Âu lo ngại viễn cảnh xung đột ở Ukraine có thể sẽ làm cạn kiệt nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Bloomberg
EU là bên mất nhiều hơn Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột với Nga. Đó là lý do giải thích tại sao các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn gặp khó khăn trong tìm kiếm đồng thuận về một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Moskva liên quan đến vấn đề Ukraine.
Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm và là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của EU, trong khi Nga chỉ là đối tác thương mại xếp hạng tầm thứ 30 của Mỹ. Cùng lúc, đầu tư của EU vào Nga cũng vượt trội so với đầu tư của Mỹ. Nhiều tập đoàn lớn của EU như Ikea, Royal Dutch Shell hay Volkswagen đều có các dự án lớn tại Nga.
Với lạm phát gia tăng và người tiêu dùng bị bào mòn bởi giá nhiên liệu tăng cao, giới chức EU đang rất cẩn trọng trước viễn cảnh áp lệnh trừng phạt chống Nga. EU lo sợ một cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm cạn kiệt nguồn cung khí đốt từ Nga giữa mùa đông giá lạnh, thời điểm nhu cầu khí đốt của EU lên đến đỉnh điểm.
Một lý do khác khiến EU chưa hành động chính là bài học mà khối này rút ra trong quá khứ liên quan đến sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014: Một lệnh cấm vận chống Nga sẽ khiến kinh tế EU phải trả mức giá đắt hơn so với Mỹ. Vậy nên, khi Tổng thống Joe Biden cảnh báo Nga có thể sớm có can thiệp quân sự ở Ukraine, giới lãnh đạo EU, tiêu biểu là tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đang tìm cách kéo dài thời gian.
Năng lượng nổi lên là điểm thách thức lớn nhất. Mỹ là nhà xuất khẩu ròng về năng lượng, còn EU phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, với Nga là nhà cung ứng lớn nhất cả về dầu mỏ và khí đốt.
"Châu Âu đơn độc khi xét đến khía cạnh người tiêu dùng liệu có sẵn lòng chi trả cho mức giá khí đốt tăng mạnh hay không. Khí đốt là vấn đề rất nhạy cảm ở thời điểm hiện nay, khi Nga kìm nén nguồn cung trong vài tháng qua. Giá đã tăng gấp ba, làm chi phí điện tại châu Âu tăng vọt. Đó là lý do khiến châu Âu, chứ không phải Mỹ, đang phải chịu cú sốc lớn hơn về năng lượng", Jamie Rush, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Âu tại Bloomberg Economics, nhận định.
Leo thang đối đầu với Nga trong vấn đề Ukraine sẽ là tình hình thêm tồi tệ. Giới chức EU đang bị vướng vào "điểm mù", khi sản lượng khí đốt trong khối suy giảm, trong khi Nga đã xây dựng xong các hạ tầng đường ống để sẵn sàng tăng sản lượng cung ứng.
Tập đoàn Gazprom (Nga) cùng các đối tác châu Âu, trong đó có Shell, đã bỏ 15 tỉ USD để hoàn thiện việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), đang mong muốn đưa dự án này đi vào vận hành. Kịch bản xung đột quân sự ở Ukraine sẽ đóng băng tuyến đường ống này, EU cũng không thể có thêm các hợp đồng cung ứng khí đốt từ Nga. Tình cảnh thiếu hụt năng lượng trong EU khi đó càng thêm trầm trọng.
Theo chuyên gia phân tích William Jackson tại Capital Economics, một khi lệnh cấm vận được dựng lên nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga, hoặc Moskva có ý sử dụng khí đốt như là công cụ để tạo ưu thế, giá khí đốt tại châu Âu có thể sẽ bùng nổ và vượt xa mức đỉnh từng thiết lập hồi cuối năm 2021. Cấm vận Nga cũng giúp các nhà xuất khẩu Mỹ thu lợi, khi các tàu chở khí hóa lỏng (LNG) tăng tần suất cập cảng châu Âu để thay thế nguồn cung từ Nga.
Các doanh nghiệp châu Âu cũng là người chịu tổn thất lớn hơn so với các đối tác Mỹ, do họ đầu tư nhiều hơn vào Nga, với khoảng cách về tổng vốn đầu tư giữa EU và Mỹ ngày một nới rộng trong vài năm trở lại đây. Ikea, Volkswagen và hãng đồ uống Carlsberg hoạt động mạnh tại Nga. Tập đoàn tài chính UniCredit của Italy cũng đang tìm kiếm một cuộc mua bán sáp nhập để đưa UniCredit trở thành ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Nga, vượt trên Societe Generale (Pháp) và Raiffeisen (Áo). Hơn thế, Nga cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU đối với các mặt hàng như nhôm, nickel, thép và phân bón.
Tom Keatinge, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh và tội phạm tài chính thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định giới lãnh đạo chính trị Mỹ và châu Âu thường nói mạnh đến các tổn thất kinh tế mà phương Tây có thể gây ra đối với Nga. Nhưng họ lại giữ im lặng, cố lờ đi "một sự thực không mấy dễ chịu" về những hệ quả ở trong nước. Bên khởi phát đòn trừng phạt kinh tế chống Nga, đặc biệt là EU, sẽ phải chịu tổn thất đáng kể.
Đắm tàu ngoài khơi Tunisia, 11 người thiệt mạng và mất tích Ngày 21/1, giới chức Tunisia cho biết một thuyền chở người di cư đã bị đắm ở ngoài khơi thành phố Sfax, miền Trung nước này, khiến 4 người thiệt mạng và 7 người khác mất tích. Chiếc thuyền chở người di cư bị đắm ở ngoài khơi Tunisia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo người phát ngôn Lực lượng vệ binh quốc gia...
Tin mới nhất
15 trực thăng Nga tới khu vực chủ chốt ở Donbass phá phòng tuyến Ukraine
15:48:44 18/05/2022
Ukraine cáo buộc Nga triển khai 15 trực thăng tới khu vực chủ chốt ở Donbass nhằm phá vỡ những phòng tuyến quan trọng ở Lugansk, trong khi cố gắng bao vây lực lượng Kiev ở Donetsk
Quốc gia châu Âu đầu tiên cho nữ lao động nghỉ có lương ngày 'đèn đỏ'
15:06:16 18/05/2022
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 17/5 đã thông qua một dự luật cho phép nữ lao động nghỉ phép có lương trong những ngày kinh nguyệt và bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ
Vụ nổ súng tại New York: Tổng thống Mỹ Biden lên án tư tưởng 'da trắng thượng đẳng'
14:48:53 18/05/2022
Tại Buffalo, Tổng thống Biden cùng phu nhân và nhiều nhà lãnh đạo chính trị ở bang New York đã đặt hoa tại một đài tưởng niệm dưới một gốc cây gần hiện trường xảy ra vụ xả súng để tưởng niệm các nạn nhân
CNN: Mỹ đánh giá khả năng Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa
14:39:03 18/05/2022
Theo kênh truyền hình CNN, Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong vòng 48-96 giờ tới, đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden sắp công du châu Á theo kế hoạch
Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga
12:24:53 18/05/2022
Một yếu tố chính khiến giá dầu thô đang giao dịch ở mức cao là do lo ngại của thị trường về lệnh cấm xuất khẩu dầu Nga sang Liên minh châu Âu (EU)
Thiếu vaccine, Triều Tiên chiến đấu với COVID-19 bằng phương pháp nào?
12:11:57 18/05/2022
Trong bối cảnh thiếu vaccine, Triều Tiên đang sử dụng thuốc kháng sinh và các biện pháp điều trị tại nhà để đối phó với dịch sốt
Mỹ: Có thể giảm được hơn 300.000 ca tử vong do COVID-19 nếu người dân tiêm phòng
11:53:01 18/05/2022
Một phân tích vừa được công bố cho thấy nước Mỹ lẽ ra đã có thể ngăn ngừa 300.000 ca tử vong nếu người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19
Báo động về tình trạng mất tích tại Mexico
11:12:06 18/05/2022
Theo số liệu chính thức của Mexico, số người mất tích tại nước này đã vượt mốc 100.000 người trong khi các tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Mexico hành động ngay để tìm kiếm những người mất tích này
Nga có thể sẽ ‘phân tách’ vĩnh viễn với phương Tây về năng lượng
10:37:29 18/05/2022
Giới lãnh đạo điều hành của hai tập đoàn năng lượng Chevron và Woodside nhận định việc loại Nga khỏi thị trường châu Âu sẽ khiến các nhà sản xuất của Mỹ và Australia được hưởng lợi
Châu Á gặp khó khăn về nguồn cung lúa mì
10:35:34 18/05/2022
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn nhận định của giới chuyên gia cho biết các nhà nhập khẩu lúa mì ở châu Á đang nỗ lực tìm nguồn cung mới, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này vào cuối tuần qua nhằm hạn chế giá trong nước tăng cao do ...
Giá dầu thế giới giảm 2% sau bình luận của Chủ tịch Fed
10:31:56 18/05/2022
Sau khi chạm mức cao của 7 tuần, giá dầu thế giới đã giảm 2% trong phiên ngày 17/5 trong bối cảnh hãng tin Reuters đưa tin rằng Mỹ có thể nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Venezuela, làm tăng hy vọng rằng thị trường sẽ sớm có thêm...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 18/5: Đồng USD rời mốc 104 điểm
09:19:26 18/05/2022
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,89%, đạt mức 103,3 điểm
COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa
07:23:58 18/05/2022
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 785.000 ca mắc và 1.347 ca tử vong. WHO lo ngại nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên, trong khi giới chuyên gia dự báo 3 kịch bản diễn biến của đại dịch
Trung Quốc: Thượng Hải đạt mục tiêu cắt đứt chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
00:44:10 18/05/2022
Ngày 17/5, giới chức y tế Thượng Hải cho biết, trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc này đã đạt mục tiêu cắt đứt chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại toàn bộ 16 quận trên địa bàn
Giới chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết của phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên
00:36:21 18/05/2022
Trong cuốn sách có tựa đề Hai tổng thống, một chương trình nghị sự của Trung tâm Wilison sắp được xuất bản, một nhóm 20 chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
Cuba nỗ lực khắc phục tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm
00:26:00 18/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Tổng cục Hải quan Cuba thông báo tiếp tục gia hạn đến hết ngày 31/12 năm nay quy định cho phép nhập cảnh không hạn chế và miễn thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men v...
Taliban cam kết sớm tạo điều kiện cho nữ sinh trở lại trường học
00:24:33 18/05/2022
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ngày 16/5, Bộ trưởng Nội vụ trong chính quyền Taliban tại Afghanistan Sirajuddin Haqqani cam kết sẽ sớm tạo điều kiện cho các nữ sinh trung học cơ sở trở lại trường học
Đức vẫn duy trì quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng
00:18:12 18/05/2022
Hành khách sẽ vẫn bị yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay của Đức ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã nới lỏng các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh COVID-19 đối với du khách
Israel bỏ yêu cầu xét nghiệm âm tính COVID-19 đối với người nhập cảnh
23:47:48 17/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Y tế Israel ngày 16/5 thông báo kể từ 0 giờ ngày 20/5 sẽ bãi bỏ quy định xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 khi nhập cảnh nước này đối với mọi hành khách đến từ tất cả các quốc gia bằng...
Tập đoàn điện lực lớn nhất của Đức chấp thuận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
23:37:20 17/05/2022
RWE, tập đoàn cung ứng điện lớn nhất của Đức, đã mở tài khoản để thực hiện cơ chế thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp theo yêu cầu phía Nga đặt ra
Công nghệ đồng hành cùng người cao tuổi
23:31:24 17/05/2022
Khi ông nội qua đời vì bệnh ung thư đúng thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành tại Mỹ, Katie Reed, kỹ sư quản lý tại một công ty khởi nghiệp công nghệ, đã tới ở cùng bà nội với mong muốn cùng bà vượt qua thời gian đầu thiếu vắng ông
Sri Lanka cạn xăng, người dân xếp hàng 8 tiếng chờ đợi
23:26:35 17/05/2022
Ngày 16/5, hàng trăm người đã xếp hàng bên ngoài các trạm xăng ở Sri Lanka, chờ đợi hơn 7-8 giờ để đổ nhiên liệu và chủ yếu trở về nhà tay không
Triều Tiên được miễn trừ trừng phạt để cải thiện an ninh lương thực
23:23:55 17/05/2022
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã được bật đèn xanh để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn của Triều Tiên
Guinea-Bissau lại rơi vào bất ổn chính trị
23:18:00 17/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/5, Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embalo đã giải tán quốc hội, đồng thời tuyên bố sẽ sớm tổ chức cuộc bầu cử cơ quan lập pháp trong năm nay để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo...
Các tổ hợp quốc phòng Mỹ chịu sức ép khi đơn hàng vũ khí tăng vọt do xung đột Ukraine
20:58:17 17/05/2022
Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí có thể sẽ gặp khó khăn về mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng vọt do chiến sự ở Ukraine
Nghiên cứu: Vaccine cúm cũng có khả năng ngừa virus SARS-CoV-2
20:53:23 17/05/2022
Các loại vaccine cúm cũng có khả năng phòng COVID-19, đặc biệt là những thể nặng nhất, song tác dụng này có thể không kéo dài
Indonesia mừng Đại lễ Phật đản đầu tiên sau 2 năm gián đoạn vì dịch COVID-19
20:40:10 17/05/2022
Hơn 1.000 tăng ni, phật tử từ khắp Indonesia đã tập trung tại chùa Borobudur, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới, đặt ở Magelang, Trung Java, tham gia các hoạt động mừng Đại lễ Phật đản - Vesak 2022, lần đầu tiên sau hai năm dịch bện...